Mãn dục nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mãn dục nam giới là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Tình trạng sụt giảm hormone testosterone mặc dù thường xảy ra ở những nam giới lớn tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người mắc bệnh, ví dụ như tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của mãn dục nam giới, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Mãn dục nam giới là bệnh gì?
Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam giới không trải qua một khoảng thời gian “mãn kinh” rõ ràng, vì vậy một số bác sĩ xem đây là vấn đề sụt giảm androgen (testosterone) trong thời kì lão hóa hoặc tình trạng testosterone thấp. Mặc dù, tình trạng sụt giảm hormone testosterone xảy ra ở những nam giới lớn tuổi, nhưng tình trạng này cũng xuất hiện ở người mắc bệnh, ví dụ như tiểu đường.
Đàn ông càng lớn tuổi, mức testosterone có xu hướng càng giảm. Mức testosterone ở nam giới đạt mức cao nhất trong độ tuổi 20. Sau 30 hoặc 40 tuổi, mức hormone testosterone có xu hướng giảm khoảng 1% mỗi năm. Khi ở tuổi 70, mức testosterone có thể đạt khoảng 50% mức cao nhất mà bạn từng có. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra những biến đổi về thể chất, tình cảm và nhận thức.
Mãn dục nam giới khác với mãn kinh ở phụ nữ. Đầu tiên, không phải tất cả nam giới đều mắc bệnh này. Điểm khác biệt thứ hai là bệnh không làm các cơ quan sinh sản ngưng hoạt động hoàn toàn. Tuy nhiên, biến chứng về tình dục có thể xảy ra do lượng hormone sụt giảm.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mãn dục nam giới là gì?
Các triệu chứng thường gặp của mãn dục nam giới bao gồm:
Thiếu năng lượng; Trầm cảm hoặc buồn rầu; Giảm động lực làm việc; Giảm sự tự tin; Khó tập trung; Mất ngủ hoặc khó ngủ; Tăng lượng mỡ trong cơ thể; Giảm khối lượng cơ bắp và thể chất yếu; Nữ hóa tuyến vú (chứng vú to ở nam); Mật độ xương giảm; Rối loạn chức năng cương dương; Giảm ham muốn tình dục; Vô sinh.
Bạn cũng có thể bị sưng đau ở ngực, giảm kích thước tinh hoàn, thoái hóa và rụng lông trên cơ thể hoặc xung nhiệt đôt ngột (nóng bừng cả người). Nồng độ testosterone thấp do thời kỳ mãn dục nam giới cũng liên quan đến chứng loãng xương (tình trạng xương trở nên yếu và dễ gãy). Tuy nhiên, những triệu chứng này rất hiếm gặp và thường ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi từ 40-55.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mãn dục nam giới?
Sự sụt giảm testosterone là yếu tố quan trọng gây ra bệnh mãn dục. Tuy nhiên, khi nam giới càng lớn tuổi, không chỉ cơ thể bắt đầu giảm sản xuất testosterone mà nồng độ những hormone tình dục gắn globulin, giúp gắn kết với testosternone trong máu, bắt đầu tăng. Hormone tình dục gắn globulin sẽ ràng buộc một số testosterone trong máu với nhau. Các testosterone không gắn kết với hormone sinh dục được gọi là testosterone sinh học (cơ thể có sử dụng bất cứ lúc nào). Việc hormone sinh dục gắn globulin tăng lên sẽ làm giảm testosterone sinh học.
Nam giới mắc các triệu chứng liên quan đến mãn dục thường có lượng testosterone sinh học trong máu giảm. Do đó, các mô trong cơ thể (do testosterone kích thích) nhận được lượng hormone thấp hơn, gây ra nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng hay mệt mỏi.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các triệu chứng với mức độ giảm testosterone vẫn còn gây tranh cãi. Đối với mãn kinh ở phụ nữ, việc sản xuất hormone ngừng lại hoàn toàn. Tuy nhiên, suy giảm testosterone ở nam giới là một quá trình chậm. Tinh hoàn, không giống như buồng trứng, không ngưng hẳn việc tổng hợp testosterone từ các chất cần thiết. Một người đàn ông khỏe mạnh vẫn có thể tạo tinh trùng khỏe mạnh khi bước vào tuổi 80.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh mãn dục nam giới?
Mãn dục nam giới thường ảnh hưởng nhiều hơn ở đàn ông lớn tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn dục nam giới?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mãn dục nam giới, chẳng hạn như:
Bệnh tiểu đường; Thừa cân; Tăng huyết áp (huyết áp cao); Rượu, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều; Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh (erythromycin), thuốc kháng nấm như (ketoconazole), thuốc ức chế beta cho người huyết áp cao,thuốc lợi tiểu thiazid, ức chế miễn dịch, thuốc chống loạn thần, hóa trị ung thư và một số hormone điều trị vô sinh có tác dụng giống estrogen; Thuốc lá; Cần sa; Rối loạn di truyền làm suy sinh dục, bao gồm hội chứng Klinefelter, hội chứng Wilson-Turner, hội chứng kháng Androgen.
Mãn dục sớm có thể xảy ra ở những nam giới có quá nhiều nội tiết tố nữ thông qua tiếp xúc với chất độc giống estrogen. Những người có nhiều estrogen là do uống nước tái chế, sống gần các lò đốt, làm việc trong ngành công nghiệp dược phẩm, sống gần các nhà máy nhựa, thuốc nhuộm, hóa chất khác hoặc ở các trang trại sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất khác.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mãn dục nam giới?
Để chẩn đoán mãn dục nam, các bác sĩ sẽ thực hiện một số bước, bao gồm:
Khám sức khỏe; Hỏi về các triệu chứng; Xét nghiệm máu, trong đó có thể bao gồm đo nồng độ testosterone.
Những bệnh lý khác cũng có thể liên quan đến nồng độ testosterone thấp (ví dụ như suy sinh dục gây chậm tăng trưởng và phát triển giới tính, tiểu đường, huyết áp cao), vì vậy bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để loại trừ những khả năng này trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh mãn dục. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng rất nhiều các triệu bệnh mãn dục cũng là một phần của quá trình lão hóa và chúng có thể không bình thường trở lại bằng điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mãn dục nam giới?
Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ thay thế testosterone trong máu, đây là cách điều trị phổ biến nhất cho những người mắc mãn dục. Liệu pháp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống trong nhiều trường hợp. Giống với liệu pháp thay thế hormone ở phụ nữ, liệu pháp thay thế testosterone cũng có những rủi ro tiềm ẩn và tác dụng phụ, ví dụ như thay thế testosterone có thể làm trầm trọng thêm bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bạn đang cân nhắc liệu pháp thay thế nội tiết tố androgen, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm và xem xét tất cả những mặt tích cực và tiêu cực trước khi đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, testosterone có sẵn trong một loạt các dạng chế phẩm khác nhau bao gồm miếng dán trên da, viên nang, gel và thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định cách điều trị tốt nhất bằng cách xem xét lối sống hàng ngày. Bạn bắt buộc phải tái khám với bác sĩ sau khi bắt đầu điều trị. Khi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng đáp ứng của bạn với phương pháp điều trị và điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Miếng dán trên da: giúp bạn nhận testosterone qua da. Các miếng dán sẽ giải phóng từ từ các hormone testosterone vào dòng máu. Bạn nên sử dụng miếng dán một lần mỗi ngày ở vùng da khô ráo trên lưng, bụng, cánh tay hoặc đùi; Testosterone dạng gel: phương thức điều trị này cũng được dùng trực tiếp lên da, thường là trên cánh tay. Do gel có thể dính vào người khác qua tiếp xúc, nên bạn phải cẩn thận rửa tay sạch sau mỗi lần dùng; Viên nang: bạn nên uống mỗi ngày hai lần sau bữa ăn, đây là một lựa chọn thay thế testosterone khác. Nam giới bị bệnh gan, có chức năng gan kém, bệnh tim hay thận nghiêm trọng hoặc dư thừa canxi trong máu nên tránh viên nang testosterone; Tiêm testosterone: bạn thường phải tiêm testosterone (testosterone cypionate* và testosterone enanthate) trong cơ 2-4 tuần một tuần. Phương pháp này có thể gây ra thay đổi tâm trạng do nồng độ testosterone thay đổi. Nam giới bị bệnh tim, bệnh thận nặng hoặc dư thừa canxi trong máu nên tránh testosterone cypionate. Đặc biệt, nếu mắc bệnh thận nặng, bạn không nên dùng testosterone enanthate.
Testosterone không nên dùng cho nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt hoặc vú. Nếu bạn có bệnh tim và đang dùng một số thuốc như thuốc kháng đông máu hay bị phì đại tuyến tiền liệt, bệnh gan hoặc thận, bạn sẽ cần phải thảo luận với bác sĩ về việc có nên điều trị testosterone hay không.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mãn dục nam giới?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Có chế độ ăn uống lành mạnh; Tập thể dục thường xuyên; Ngủ đủ giấc; Giảm căng thẳng mệt mỏi.
Nếu đang bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống trầm cảm và yêu cầu bạn thay đổi lối sống.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mãn dục nam giới, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Chấn thương dương vật và tinh hoàn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cương dương vật - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng di tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh ít tinh trùng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Độ thâm nhập của tinh trùng - những điều cần biết
- doc Hội chứng tiền kinh nguyệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất tinh sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất tinh ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất tinh ngược dòng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất tinh muộn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xoắn tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng XYY - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vêm mào tinh hoàn và tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mào tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Kiểm tra khả năng cương dương vật về đêm - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh ung thư tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư dương vật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Peyronie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tinh hoàn co rút - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn cực khoái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tinh hoàn ẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tinh dịch loãng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn cương dương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao quy đầu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- doc Sinh thiết mụn cóc sinh dục - Những thông tin cần biết
- doc Phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh sưng bìu tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tràn dịch tinh mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị