Mắm - Trị bệnh ngoài da

Mắm là cây nhỡ hay cây gỗ thuộc họ Cỏ roi ngựa, thường gặp ở rừng sác và cửa sông khắp nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam, dùng để trị bệnh ngoài da, chủ yếu là ghẻ, bệnh phong,...  Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Mắm - Trị bệnh ngoài da

Mắm - Avicennia officinalis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ thường rất phân nhánh từ gốc cao 5-25m; với các nhánh có lỗ bì và phủ tuyến nhựa. Lá xoan ngược hay thuôn, hơi thành góc ở gốc, tròn ở đầu, dài 4 -12cm, rộng 2- 6cm, có mép hơi gập lại, nhẵn và bóng ở trên, mặt dưới có lông sát mịn và mốc mốc. Hoa vàng hay da cam, thành chuỳ các xim ở ngọn dài 1,5-2cm, xanh đo đỏ, dẹp một bên, tận cùng thành mỏ.

Ra hoa quả quanh năm.

2. Bộ phận dùng

Vỏ, rễ và hạt - Cortex, Radix et Semen Avicenniae Officinalis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường gặp ở rừng sác và cửa sông khắp nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam.

4. Thành phần hoá học

Vỏ chứa 2,5-3% tanin, còn có protid, lipid và tinh bột, đường. Không thấy có alcaloid và glucosid.

5. Tính vị, tác dụng

Vỏ chát, làm săn da, rễ kích dục.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân thường dùng để trị bệnh ngoài da và chủ yếu là trị ghẻ. Ở nhiều nước châu Mỹ, vỏ mắm dùng chữa bệnh phong dưới dạng cao lỏng hay cao mềm. Cao mềm, cho uống ngày 6-8g dưới dạng thuốc viên. Có thể dùng vỏ Mắm ngâm rượu uống. Trên những vết loét của bệnh phong người ta đắp dùng dịch có pha 50% cao lỏng Mắm và 50% nước.

Ở Ân Độ hạt được dùng làm thuốc kích dục. Quả chưa chín, dùng đắp để làm cho áp xe mưng mủ. Tro gỗ dùng giặt thay xà phòng, trong đó có một tỷ lệ lớn alcalin.

Trên đây là một số thông tin về cây Mắm mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM