Mã đậu linh khác lá - Trị phong thấp tê đau

Mã đậu linh khác lá là dây leo sống nhiều năm; thân non có rãnh, cạnh tròn, có lông mịn, sống ở ven suối đá cạn của núi đất lẫn đá, có vị đắng, cay, tính hàn, dùng để trị thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau,... Để biết thêm công dụng trong y học của cây Mã đậu linh khác lá mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Mã đậu linh khác lá - Trị phong thấp tê đau

Mã đậu linh khác lá, Phòng kỷ, Hán trung phòng kỷ, Thanh mộc hương - Aristolochia heterrophylla Hemsl, thuộc họ Nam mộc hương - Aristolochiaceae.

1. Mô tả

Dây leo sống nhiều năm; thân non có rãnh, cạnh tròn, có lông mịn, dài đến 20m. Lá mọc so le, phiến lá hình tim thon dài 5,5-12cm, rộng 5-8cm đầu thon, gân ở gốc 5, gân phụ 3-4 cặp, mặt trên có lông thưa nham nhám, mặt dưới có lông dày, cuống 3-4cm. Hoa có cuống dài, có lông; bầu có lông dày trắng, ống có ít hoa. Quả nang, dài 3-6,5cm, tách làm 6 mảnh, có nhiều hạt.

Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-8.

2. Bộ phận dùng

Rễ và hạt - Radix et Semen Aristolochiae Heterophyllae, thường gọi là Hán trung phòng kỷ.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta đã phát hiện được ở núi Lưỡi hái, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú. Cây sống ở ven suối đá cạn của núi đất lẫn đá. Người ta thu hái rễ vào mùa xuân, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô dùng. Hạt lấy ở quả già.

4. Tính vị, tác dụng

Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, khư phong chỉ thống, giáng huyết áp.

5. Công dụng

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp. Liều dùng 4 -12g dạng thuốc sắc. Hạt được dùng trị bệnh đau dạ dày.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Mã đậu linh khác lá. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM