Mà - Chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu
Mà là cây gỗ thuộc họ Cỏ roi ngựa, mọc nhiều ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng đến Sông Bé, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, cũng có khi được trồng, dùng chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Mà, Chàng ba, Đẻn nhẵn - Vitex glabrata R.Br, thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ cao 10-12m; nhánh non hơi vuông, màu nâu nhạt, có lông, về sau nhẵn. Lá có 3-5 lá chét từ tròn đến bầu dục, mỏng, lúc non có lông xám ở hai mặt, lúc già cứng, không lông, bóng, cuống không có cánh. Cụm hoa là xim dạng ngù lưỡng phân ở nách lá, ít hoa. Hoa trắng vàng vàng, môi hồng hay tim tím, dài 13-14mm, đài 5 răng, tràng có lông ở ngoài và nơi đỉnh của nhị. Quả hạch hình trứng nhẵn, dài 1-1,8cm, rộng 1cm, bao bởi đài hoa rộng ra ở gốc.
2. Bộ phận dùng
Vỏ, rễ - Cortex Radix Viticis.
3. Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh từ Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng đến Sông Bé, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, cũng có khi được trồng.
4. Công dụng
Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.
Trên đây là một số thông tin về cây Mà mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.