Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Lyme là vấn đề sức khỏe liên quan đến sự nhiễm khuẩn Borrelia burgdorferi (B. burgdorferi), truyền từ bọ ve chân đen sang người. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và các điều trị bệnh này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của eLib nhé. Đồng thời các bạn đừng quên bỏ qua chi tiết "chế độ sinh hoạt phù hợp" để ngăn chặn bệnh hiệu quả nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Lyme là một bệnh lý liên quan đến sự nhiễm khuẩn Borrelia burgdorferi (B. burgdorferi), truyền từ bọ ve chân đen sang người. Ban đầu, người bệnh chỉ bị ban đỏ erythema migrans nhưng sau đó, họ có thể gặp vấn đề với khớp, tim và kể cả hệ thần kinh.Vì vậy, các chuyên gia đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe trên. Đồng thời, bác sĩ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị bệnh Lyme vì nếu không, các triệu chứng ban đầu có thể biến mất nhưng những biểu hiện nguy hiểm hơn có nguy cơ xảy ra trong vài tuần, vài tháng hay thậm chí là vài năm sau đó.
2. Triệu chứng
Khi bệnh mới phát triển, một số người có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường nào hoặc có triệu chứng nhưng rất nhẹ. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vấn đề sức khỏe này có khả năng ảnh hưởng đến hàng loạt cơ quan quan trọng trong nhiều năm sau đó.
Theo nghiên cứu, bệnh Lyme được chia thành 3 giai đoạn với những biểu hiện sau:
Giai đoạn 1: Lyme mới phát bệnh
Nốt ban sẽ bắt đầu xuất hiện tại khu vực bị ve đốt và dần dần phát triển theo hình dạng “mắt bò”. Đôi khi đường kính có thể lên đến 30cm.
Các nốt ban không gây đau hay ngứa nhưng bạn có thể cảm thấy vùng phát ban tương đối ấm khi chạm vào. Mặt khác, triệu chứng này ít gây chú ý ở những người có màu da tối.
Giai đoạn 2: bệnh Lyme phát triển sớm
Viêm màng não mô cầu hoặc viêm não và tủy sống, gây đau đầu và cứng cổ Một đợt phát ban khác nổi lên Thân nhiệt tăng cao (sốt cao) Có cảm giác ớn lạnh Sưng hạch bạch huyết Mệt mỏi, suy nhược Đau nhức ở gân, cơ, khớp và xương Nhịp tim nhanh hoặc có dấu hiệu không đều Tê liệt một hoặc cả hai bên mặt Chóng mặt Khó thở Tê và ngứa ran ở tay hoặc chân do dây thần kinh bị chèn ép
Tương tự ban đỏ erythema migrans, các biểu hiện trên có khả năng tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Mặc dù vậy, trong thời gian này, bạn có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hơn.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị rằng nếu bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập bên trên xảy ra, bạn nên lập tức đến bệnh viện và tiếp nhận điều trị.
Giai đoạn 3: Bệnh Lyme phát triển muộn
Trong một số trường hợp, người bệnh phải mất nhiều năm để bộc lộ triệu chứng bệnh. Tình trạng này còn có thể xuất hiện ở những người đã tiếp nhận điều trị ban đầu nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi.
Khi bệnh Lyme tiến vào giai đoạn 3, một loạt cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả tim và hệ thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ bộc lộ những biểu hiện như:
Khó tập trung Khó ngủ Thị lực suy giảm Trí nhớ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tê, đau và ngứa ran ở nhiều bộ phận trên cơ thể Đau khớp Tê liệt cơ mặt
Ngoài ra, theo thống kê, 60% người bệnh không tiếp nhận điều trị hoặc chữa trị không hiệu quả sẽ bị sưng khớp nghiêm trọng, đặc biệt ở những khớp lớn.
Hội chứng bệnh Lyme sau điều trị
Ngay cả sau khi điều trị, một số ít người vẫn còn nguy cơ gặp phải triệu chứng bệnh Lyme. Bác sĩ gọi trường hợp này là hội chứng bệnh Lyme sau điều trị. Đôi khi nó còn được xem là bệnh Lyme mãn tính.
Những người mắc hội chứng bệnh Lyme sau điều trị thường cảm thấy mệt mỏi và đau khớp. Lúc này, thuốc kháng sinh không thể giúp ích trong việc trị liệu. Tất cả những gì bạn có thể làm là tập trung thuyên giảm triệu chứng, ví dụ như nghỉ ngơi nhiều và sử dụng thuốc giảm đau chống viêm.
3. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh Lyme đến từ vi khuẩn Borrelia burgdorferi (B. burgdorferi), thường ký sinh trên bọ ve chân đen. Ve mang mầm bệnh Lyme thường là loài Ixodes scapularis và Ixodes pacificus. Khi đốt người, bọ ve nhiễm bệnh sẽ lây vi khuẩn sang cơ thể bạn thông qua vết đốt. Hầu hết trường hợp, vị trí đốt là những nơi khó thấy như da đầu, vùng nách hoặc háng.
Mặt khác, bọ ve cũng cần bám vào da ít nhất 36–48 giờ trước khi truyền vi khuẩn cho người. Do đó, rủi ro mắc bệnh Lyme từ bọ ve ở người chỉ từ 1,2–1,4%.
Con đường lây nhiễm bệnh Lyme gồm những gì?
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra một số kết luận hiện tại về con đường lây nhiễm của bệnh Lyme như sau:
Bọ ve là con đường lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, chúng cần thời gian để truyền mầm bệnh cho bạn. Do đó, phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn đến từ vết đốt của thiếu trùng (nhược trùng), vì bạn có thể dễ dàng phát hiện và đuổi bọ ve ở dạng thành trùng ngay từ đầu. Tiếp xúc giữa người và người, chẳng hạn như chạm, hôn hay quan hệ tình dục không gây lây lan vi khuẩn B. burgdorferi. Chó, mèo cũng có nguy cơ mắc bệnh Lyme nhưng không thể lây cho người.
Bên cạnh đó, nai cũng là động vật có khả năng cao mắc bệnh do bị ve đốt. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào nhiễm khuẩn B. burgdorferi do ăn thịt nai được ghi nhận. Vi khuẩn gây bệnh Lyme không lan truyền trong không khí, thức ăn hoặc nước. Các vector trung gian khác như chấy, muỗi, bọ chét hay ruồi cũng không mang chủng vi khuẩn trên.
Một số nghiên cứu nhỏ cho rằng phụ nữ mắc bệnh Lyme trong thai kỳ có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho trẻ hoặc thậm chí là chết thai. Tuy nhiên, giả thiết này cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể kết luận vấn đề sức khỏe trên gây tác động tiêu cực đến thai kỳ. Giả thiết vi khuẩn B. burgdorferi lây qua đường sữa mẹ vẫn chưa có kết luận chính xác.
4. Chẩn đoán và điều trị
Xét nghiệm máu có thể được áp dụng để chẩn đoán vấn đề sức khỏe này. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức mà không cần làm xét nghiệm nếu thỏa mãn cả 3 yếu tố dưới đây:
Bệnh Lyme phát triển mạnh trong khu vực bạn sinh sống. Bạn đã tiếp xúc với bọ ve trong thời gian gần đây. Cơ thể bộc lộ triệu chứng bệnh Lyme.
Nguyên nhân là do kháng thể chống lại vi khuẩn thường cần 2–6 tuần mới có thể định lượng được bằng xét nghiệm máu. Vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm trong vòng một tháng kể từ khi nhiễm khuẩn có thể cho kết quả không chính xác. Trong khi đó, Lyme lại là bệnh lý cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, đối với những trường hợp nghiêm trọng như người bệnh bị sưng khớp hoặc có dấu hiệu gặp vấn đề với hệ thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm PCR (polymerase chain reaction). Kỹ thuật y tế này giúp các chuyên gia tìm kiếm ADN của vi khuẩn trong cơ thể người bệnh, từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác và nhanh nhất.
Những phương pháp điều trị bệnh Lyme
Trong giai đoạn đầu của bệnh Lyme, điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống thường nhanh chóng mang lại kết quả như mong đợi. Đồng thời, thời gian phục hồi của người bệnh còn có khả năng rút ngắn.
Nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn sau, đặc biệt người bệnh có triệu chứng về thần kinh hoặc viêm khớp, sử dụng thuốc kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch trong liệu trình điều trị là cần thiết.
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh Lyme, toa thuốc kháng sinh sẽ có sự điều chỉnh đáng kể nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
5. Phòng ngừa
Hiện nay, tỷ lệ phổ biến của bệnh Lyme đang ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng sức khỏe trên bằng cách tránh để bọ ve đốt. Để làm được điều này, bạn nên tập một số thói quen như sau:
Sử dụng thuốc chống côn trùng trên da và quần áo khi đi cắm trại ở những nơi nhiều cây cỏ, bụi rậm. Diệt ve cho thú cưng định kỳ. Kiểm tra sự hiện diện của bọ ve trên cơ thể, quần áo, dụng cụ và thú cưng sau khi đi dạo ngoài trời. Luôn tắm rửa sạch sẽ sau khi về nhà. Phơi quần áo ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ cao. Tìm hiểu kỹ địa điểm du lịch mà bạn chuẩn bị đến.
Ngoài ra, khi kiểm tra cơ thể, bạn nên đặc biệt lưu ý những khu vực sau:
Nách và mặt trong đầu gối Bên trong và xung quanh tai Vùng rốn Da đầu Háng Xung quanh eo
Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Lyme và có cách ngăn chặn và điều trị bệnh này tốt nhất.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị