Bệnh Lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lupus là một rối loạn của hệ miễn dịch xảy ra trong cơ thể. Bệnh này là một bệnh tự miễn, làm tổn thương và viêm các tế bào của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh Lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh lupus là gì?

Lupus là một rối loạn của hệ miễn dịch xảy ra trong cơ thể. Bệnh này là một bệnh tự miễn, làm tổn thương và viêm các tế bào của cơ thể.

Hiểu một cách đơn giản, lupus là tình trạng sức khỏe trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều kháng thể. Bình thường, các kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất lạ có thể gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, ở những người bị lupus, các kháng thể này sẽ tấn công các tế bào của chính cơ thể. Do đó, bạn dễ mắc bệnh và viêm nhiễm do các tế bào khỏe mạnh bị các kháng thể tấn công.

Lupus có những dạng nào?

Một số dạng lupus thường gặp như:

Lupus ban đỏ hệ thống – là loại phổ biến nhất của lupus. Loại bệnh này tấn công các mô khác nhau như khớp, da, não, phổi, thận và mạch máu. Lupus ban đỏ dạng đĩa – là dạng lupus tấn công vào mô da, gây đỏ da. Lupus ở trẻ sơ sinh – lupus này tấn công trẻ sơ sinh. Trẻ nếu có mẹ mắc rối loạn kháng thể sẽ mắc lupus dạng này từ khi sinh ra. Lupus do thuốc – dạng này chỉ thường xảy ra trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ tương tự như triệu chứng bệnh lupus. Lupus ban đỏ bán cấp da – dạng lupus làm các mô da bị tổn thương và bỏng khi tiếp xúc với ánh mặt trời.

Mức độ phổ biến của bệnh lupus

Bệnh lupus gồm các bệnh hiếm gặp. Hầu hết những người bị lupus đều là phụ nữ. Đã có báo cáo rằng có đến 90% trường hợp mắc bệnh lupus là phụ nữ và chưa rõ lý do vì sao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể gen của phụ nữ.

Ngoài ra, hầu hết các trường hợp lupus được phát hiện ở bệnh nhân từ 15–45 tuổi. Tuy nhiên, không loại trừ tình trạng này xảy ra ở trẻ em và người lớn.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng và đặc điểm của bệnh lupus là gì?

Các triệu chứng của bệnh lupus rất đa dạng và khó chẩn đoán vì bệnh gây ra các triệu chứng và dấu hiệu gần giống các bệnh khác. Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp như:

  • Đau khớp ;
  • Khớp sưng ;
  • Miệng hoặc mũi bị thương mà không lành lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng;
  • Trong nước tiểu có máu hoặc thậm chí protein (protein niệu);
  • Phát ban da trên nhiều khu vực;
  • Rụng tóc;
  • Sốt ;
  • Co giật;
  • Đau ngực và khó thở do viêm phổi.

Nếu bạn có ít nhất 4 triệu chứng trên, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh lupus là gì?

Lupus là một bệnh mãn tính gây ra bởi một sự xáo trộn trong cơ thể, do đó bệnh chắc chắn không phải do virus hoặc các vi khuẩn gây ra. Trên thực tế, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra lupus. Có nhiều yếu tố có thể gây ra điều này. Tuy nhiên, một số lý thuyết cho thấy rằng lupus là do sự tương tác gen, nội tiết tố và môi trường.

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có một thành viên mắc bệnh lupus, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Nội tiết tố

Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lupus cao gấp 9 lần so với nam giới. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi các khác biệt về hormone giới tính tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của phụ nữ và nam giới. Cơ thể phụ nữ sản xuất và sử dụng nhiều hormone estrogen hơn, trong khi cơ thể nam giới dựa vào hormone androgen.

Estrogen được biết đến như là một loại hormone “tăng cường miễn dịch”, có nghĩa là phụ nữ có hệ miễn dịch mạnh hơn đàn ông. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể, phụ nữ sẽ dễ bị bệnh tự miễn dịch hơn.

Môi trường

Một số yếu tố môi trường có liên quan với nguyên nhân gây bệnh lupus. Các nhà nghiên cứu đã thấy mối liên quan giữa lupus và các chất độc trong môi trường như khói thuốc lá, gel silica natri và thủy ngân. Virus Herpes zoster (virus gây ra herpes zoster) và virus cytomegalovirus cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra lupus.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus?

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus như:

Giới tính. Phụ nữ dễ mắc lupus hơn nam giới. Điều này liên quan đến gen trong cơ thể người phụ nữ. Chủng tộc. Lupus thường xảy ra ở những người có chủng tộc châu Á và châu Phi. Dùng thuốc. Một số loại thuốc chống động kinh, thuốc trị huyết áp, kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc lupus khi họ ngừng dùng thuốc. Tiếp xúc với ánh nắng. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương da, dẫn đến xuất hiện lupus từ các cơ quan hoặc tế bào ở các cơ quan dễ bị tổn thương.

5. Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh lupus?

Bên cạnh triệu chứng của bệnh đa dạng, lupus cũng là dấu hiệu của các điều kiện sức khỏe khác nhau. Điều này khiến lupus khó được phát hiện hơn.

Cho đến nay không có xét nghiệm đặc biệt nào có thể phát hiện bệnh lupus. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm kháng thể.

Để chẩn đoán liệu một người có mắc bệnh lupus không, các bác sĩ cũng thường xem xét bệnh sử gia đình, khám sức khỏe tổng quát và khuyến khích bệnh nhân thực hiện sinh thiết da và thận.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh lupus?

Cho đến nay, lupus là một căn bệnh chưa tìm được phương pháp điều trị. Vì vậy, những người bị lupus không thể được chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sẽ được điều trị nhằm:

Ngăn ngừa xuất hiện các triệu chứng do lupus Giảm các triệu chứng khác nhau của lupus Giảm tổn thương cơ quan và các vấn đề khác Giảm sưng và đau Làm dịu hệ miễn dịch Giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp Tránh các biến chứng

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giảm các triệu chứng hoặc tình trạng sức khỏe khác. Các thuốc thường được dùng để điều trị gồm:

Thuốc kháng viêm không steroid

Những loại thuốc này bao gồm thuốc giảm đau thông thường để trị cơn đau, sốt và khớp sưng như naproxen, ibuprofen và motrin. Hầu hết các thuốc này không yêu cầu kê toa, nhưng một số thuốc có liều lượng mạnh và các phản ứng phụ nên cần được bác sĩ kê toa.

Thuốc trị sốt rét

Thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và điều trị sốt rét. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các thuốc trị sốt rét là cần thiết để giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng đau khớp, phát ban da, viêm vùng màng nhĩ và sốt.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân lupus được dùng thuốc sốt rét sống lâu hơn so với những người không được điều trị. Các loại thuốc sốt rét được sử dùng gồm hydroxychloroquine (Plaquenil), chloroquine (Aralen), quinacrine (Atabrine).

Corticosteroid

Loại thuốc này giúp bệnh nhân lupus ngăn ngừa tình trạng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc corticosteroid có tác dụng phụ lâu dài như tăng cân, làm cho xương xốp, huyết áp cao và tiểu đường.

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch hoạt động để ức chế hệ miễn dịch. Một số thuốc ức chế miễn dịch được dùng như azathioprine (Imuran, Azasan), mycophenolate (CellCept), leflunomide (Arava) và methotrexate (Trexall).

Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra như buồn nôn, tiêu chảy và sốt.

Các biến chứng và vấn đề sức khỏe có thể phát sinh từ bệnh lupus

Lupus là một bệnh phá hủy hệ thống miễn dịch, do đó nhiều hệ thống cơ thể hoặc các mô bị suy giảm. Một số biến chứng từ bệnh bạn có thể mắc phải như:

  • Suy thận;
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu;
  • Huyết áp cao;
  • Viêm mạch, viêm mạch máu;
  • Rối loạn trí nhớ;
  • Thay đổi hành vi, thường xuyên có ảo giác;
  • Động kinh;
  • Đột quỵ;
  • Bệnh tim;
  • Các vấn đề trong phổi, ví dụ như viêm phổi màng phổi và viêm phổi;
  • Dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm;
  • Ung thư.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Làm thế nào để sống chung với lupus?

Mặc dù lupus là một căn bệnh không thể chữa được, nhưng người bệnh vẫn có thể sống thoải mái và giảm nguy cơ bị bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện:

Tập thể dục đều đặn. Người bệnh dễ bị các vấn đề về khớp và xương. Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì xương và khớp khỏe mạnh. Bỏ thuốc lá. Thói quen hút thuốc sẽ chỉ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim và viêm phổi. Nghỉ ngơi đủ và tránh căng thẳng. Stress sẽ chỉ làm cho các triệu chứng lupus nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng. Hiểu rõ cơ thể. Bệnh nhân bị lupus nên biết khi nào các triệu chứng của lupus xuất hiện và nguyên nhân gây ra chúng. Ví dụ như nếu cảm giác mệt mỏi xuất hiện, bạn nên ngay lập tức nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể làm nghiêm trọng thêm các mẩn nổi trên da. Nếu bị buộc phải đi ra ngoài trong ngày, bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.

Những thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị lupus

Thực phẩm cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lupus. Một số thực phẩm sẽ làm giảm các triệu chứng, nhưng một số sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của lupus. Do đó, người bệnh phải thông minh để chọn đúng loại thực phẩm.

Thực phẩm tốt cho người bệnh lupus

Thực phẩm có chất chống oxy hóa cao

Người bệnh lupus dễ bị viêm, do đó thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao phải có trong chế độ ăn của họ. Chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa và giảm tỷ lệ viêm trong cơ thể. Chất này có thể tìm thấy trong trái cây và rau cải.

Thực phẩm có chứa omega-3

Các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu là những nguồn nhiều omega-3. Omega-3 là loại chất béo tốt, giúp cơ thể phòng tránh các biến chứng như bệnh tim và đột quỵ.

Thực phẩm có hàm lượng canxi và vitamin D cao

Một trong những vấn đề phổ biến nhất ở người bị lupus là rối loạn xương, chẳng hạn như các vấn đề xương giòn và khớp. Để giảm nguy cơ, người bệnh cần bổ sung canxi và vitamin D để giúp xương và khớp tốt hơn. Cả hai chất dinh dưỡng này có thể tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh đậm và các loại hạt như đậu nành và hạnh nhân.

Thực phẩm không nên dùng cho người bệnh lupus

Thực phẩm có chất béo bão hòa và chất béo trans cao

Chất béo bão hòa và chất béo trans sẽ làm cho các triệu chứng lupus nghiêm trọng hơn, vì nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác, như đột quỵ. Vì vậy, tránh các loại thực phẩm có chứa các chất này, chẳng hạn như thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, chất béo trong thịt, da gà và nội tạng.

Thực phẩm chứa quá nhiều natri

Các loại thực phẩm giàu natri như thực phẩm đóng gói và thực phẩm nhiều muối cũng không nên dùng vì natri sẽ làm người bị lupus dễ bị bệnh tim, thậm chí bị suy tim.

Thực phẩm có hành tây

Hành tây một loại thực phẩm khá phổ biến của người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn bị lupus thì nên tránh những thực phẩm chứa hành tây vì hành có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Hành có thể làm tăng số bạch cầu – đây là các tế bào chính của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu càng mạnh hệ thống miễn dịch càng vững chắc. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại với những người mắc bệnh lupus.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Lupus, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM