Bệnh lồng ruột ở trẻ em
Lồng ruột ở trẻ em là một hiện tượng khá phổ biến, thường ảnh hưởng ở trẻ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh lồng ruột ờ trẻ em là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
Lồng ruột ở trẻ em là một hiện tượng khá phổ biến, thường ảnh hưởng ở trẻ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh lồng ruột là gì? Làm thế nào để điều trị lồng ruột ở trẻ em? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
1. Bệnh lồng ruột là gì?
Hiện tượng lồng ruột xảy ra khi một phần ruột trượt vào trong một bộ phận khác. Ruột lúc này sẽ gập lại như ống thiên văn. Điều này sẽ dẫn đến tắc ruột, khiến thức ăn đang được tiêu hóa không thể đi qua ruột.
Có thể nói bệnh lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hiếm khi mắc phải tình trạng này hơn.
Lồng ruột là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến:
Rách thành ruột Nhiễm trùng Chết mô
2. Triệu chứng lồng ruột ở trẻ em
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ thường xuyên khóc lớn đột ngột do đau bụng. Cơn đau không liên tục và thường xuyên quay trở lại. Mỗi lần như vậy, trẻ sẽ bị đau mạnh hơn và trong thời gian dài hơn.
Trẻ sơ sinh bị đau bụng dữ dội thường sẽ co đầu gối về phía ngực trong lúc khóc.
Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ em khác gồm:
Phân có lẫn dịch nhầy và máu Sốt Sốc (da tái, hôn mê và đổ mồ hôi nhiều) Nôn Tiêu chảy Mất nước Chướng bụng
Các dấu hiệu lồng ruột cũng tương tự với các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhé.
3. Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ em
Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh lồng ruột ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc vấn đề rối loạn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, hiện tượng lồng ruột có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, như nhiễm virus, khối u ở bụng hoặc ruột, viêm ruột thừa, nhiễm ký sinh trùng, bệnh celiac, xơ nang và bệnh Crohn.
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lồng ruột ở trẻ em
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của trẻ và khám thực thể. Ngoài ra, họ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra các cơ quan ở bụng, gồm:
X-quang bụng có thể cho thấy tình trạng tắc ruột Siêu âm giúp bác sĩ quan sát các cơ quan khi chúng hoạt động và kiểm tra lưu lượng máu qua các mạch máu Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có chất cản quang giúp bác sĩ quan sát rõ các cơ quan ở đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và tá tràng). Trong thủ thuật này, con bạn sẽ được uống chất cản quang để giúp bác sĩ có thể quan sát rõ các cơ quan trên X-quang. Chụp X-quang ở đường tiêu hóa dưới có chất cản quang giúp quan sát rõ các cơ quan ở đường tiêu hóa dưới (trực tràng, ruột già và phần cuối ruột non). Thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể qua trực tràng.
5. Điều trị lồng ruột ở trẻ em
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe tổng thể của con bạn. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Đôi khi, hiện tượng lồng ruột có thể tự khỏi trong khi trẻ dùng thuốc cản quang. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể khắc phục vấn đề bằng cách bơm không khí hoặc nước muối vào trực tràng của trẻ. Không khí có thể giúp di chuyển ruột trở lại vị trí bình thường. Tuy nhiên, nếu con bạn có một tình trạng nhiễm trùng ở bụng nặng hoặc các vấn đề khác, bác sĩ có thể không chọn phương pháp này.
Trong trường hợp này, trẻ sẽ cần làm phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ ở bụng và tìm vị trí lồng ruột để đẩy ruột về vị trí bình thường. Nếu phần nào của ruột không hoạt động, bác sĩ sẽ sẽ cắt bỏ phần đó và khâu hai đầu ruột lại với nhau.
Trong những trường hợp rất hiếm, bác sĩ phải bỏ một lượng ruột rất lớn do tổn thương quá nhiều. Trong trường hợp này, phẫu thuật có thể liên kết các phần ruột còn lại với nhau để quá trình tiêu hóa có thể tiếp tục.
6. Biến chứng lồng ruột ở trẻ em
Lồng ruột là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như:
Nhiễm trùng đường ruột Mô trong ruột chết Chảy máu trong Nhiễm trùng bụng nặng gọi là viêm phúc mạc
Thời gian phục hồi bệnh của trẻ phụ thuộc vào mức độ tổn thương ruột. Trẻ có phần ruột bị cắt có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Ngoài ra, quá nhiều ruột bị loại bỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, trẻ sẽ cần ăn và uống nhiều hơn để bổ sung chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể.
Nếu bạn có bất kỳ thắc măc hay triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.