Lợi ích của phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực chính là nhân tố then chốt và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công tác phát triển nhân lực phải luôn được chú trọng. Vậy phát triển nguồn nhân lực là gì? Lợi ích của việc phát triển nguồn nhân lực ra sao và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bao gồm những gì? Cùng tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi trên qua nội dung tài liệu được chia sẻ sau đây.
Mục lục nội dung
1. Phát triển nguồn nhân lực là gì?
2. Lợi ích của phát triển nguồn nhân lực
3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
3.1 Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
3.2 Ổn định, duy trì và phát triển nguồn nhân lực
3.4 Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài
4. Nguyên tắc đào tạo phát triển nguồn nhân lực
4.1 Ai cũng cần phát triển toàn diện
4.2 Mỗi nhân viên đều có giá riêng
1. Phát triển nguồn nhân lực là gì?
Phát triển nguồn nhân lực chính là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, các doanh nghiệp muốn đi đầu cần phải biết cách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Lợi ích của việc phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực mang đến lợi ích cho cả doanh nghiệp và chính bản thân những người lao động. Cụ thể:
Với doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc.
- Giảm bớt nhân lực và tài chính cho quá trình giám sát vì người lao động được đào tạo sẽ có khả năng tự giám sát.
- Nâng cao tính ổn định và sự năng động của tổ chức
- Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Với người lao động, phát triển nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:
- Tạo sự gắn bó, mối liên kết giữa người lao động với doanh nghiệp.
- Giúp người lao động chuyên nghiệp hơn khi thực hiện công việc.
- Giúp người lao động dễ dàng thích ứng hơn với công việc hiện tại và tương lai.
- Phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.
3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn để tạo ra những đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1 Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
Trước hết doanh nghiệp cần phải có cái nhìn khái quát về hiện trạng nguồn nhân lực chung thông qua việc phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để đánh giá đúng thực lực nguồn nhân lực sẵn có và nguồn nhân lực tiềm ẩn. Từ đó có sự sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhân lực có sẵn.
Nhà quản trị có thể dựa trên các cơ sở sau:
- Số lượng
- Cơ cấu
- Trình độ chuyên môn
- Kinh nghiệm làm việc.
Việc phân tích đúng thự trạng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để có thể đáp ứng yêu cầu ngày nâng cao.
3.2 Ổn định, duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện có
Hãy tận dụng tối đa nguồn nhân lực có sẵn cho công cuộc phát triển của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp cần làm chính là sàng lọc, đào tạo nguồn nhân lực sẵn có, đưa ra những chính sách bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để nhân viên nhiệt huyết và trở nên chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc.
Để ổn đinh và duy trì nguồn nhân lực hiện có, nhà quản trị cần chú ý những chi tiết sau:
- Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong
- Cải thiện môi trường làm việc.
- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
- Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.
- Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.
3.3 Phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
- Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện.
- Hoàn thiện các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên xuất sắc.
- Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.
3.4 Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài
Để sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách thu hút và tìm kiếm nhân tài. Các chích sách nhân sự hợp lý, năng động để có thể thu hút được nhiều nhân tài từ các nơi khác về phục vụ cho công ty.
Chế độ đãi ngộ tốt, mức lương và phúc lợi ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp năng động, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh chính là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút nhân tài.
Doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều cách để tiếp cận với nguồn nhân tài như phối hợp với các trường đại học, trung tâm đào tạo thực hiện các ngày hội tuyển dụng; gửi thư mời làm việc cho những ứng viên tiềm năng; tìm kiếm nhân lực qua các website tuyển dụng uy tín,…
Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với nghề nhân sự.
4. Nguyên tắc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để có một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi, có đủ trình độ và năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lên ý tưởng cho sự phát triển công ty thì công tác đào tạo nhân lực cần phải dựa trên một số nguyên tắc sau đây:
4.1 Ai cũng cần phát triển toàn diện
Thứ nhất, nhân viên nào cũng có khả năng phát triển toàn diện. Do đó, mọi người trong tổ chức đều phải phát triển và phải thường xuyên trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm của mình để theo kịp thời đại.
Mỗi nhân viên cần phải học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết như tin học văn phòng, giao tiếp tiếng Anh, biết cách sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trích ra một khoản tiền rất lớn để đầu tư tham gia học tiếng Anh, tiếng Trung, học thêm kỹ năng tin học văn phòng. Thậm chí, ban quản lý nhân sự còn không ngần ngại cho nhân viên được đi tập huấn tại các công ty nước ngoài để trau dồi kinh nghiệm.
4.2 Mỗi nhân viên đều có giá riêng
Nguyên tắc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp theo đó chính là mỗi nhân viên trong công ty đều có một giá trị riêng. Mỗi người là một màu sắc cụ thể, nên trong các buổi họp nhân viên nào cũng cần phải nêu ra những đóng góp, sáng kiến cho sự phát triển của công ty. Có như vậy, đội ngũ nhân lực của công ty mới phát triển toàn diện.
4.3 Phù hợp với trình độ nhân viên
Kỹ năng hiện tại của một nhân viên được xác định thông qua việc phân tích lý lịch cá nhân và kết quả thực hiện công việc của nhân viên đó. Sau đó, xem xét các yêu cầu của công việc với trình độ thực tế của người lao động. Thông qua nguyên tắc đó, sẽ có những buổi đào tạo phù hợp với nhân viên.
4.4 Nguyên tắc lợi ích chung
Khi phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần gộp lợi ích của người lao động vào lợi ích tập thể, tổ chức, có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Các nguyên tắc về lợi ích chung bao gồm các hoạt động sau:
- Khi đào tạo đội ngũ nhân lực, thường xuyên động viên, khuyến khích người lao động cố gắng đóng góp các ý kiến cho tổ chức.
- Doanh nghiệp cần thu hút và sử dụng tốt những người có năng lực, chuyên môn và trình độ.
- Khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn từ sản phẩm họ làm ra thì cần bù lại những chi phí, tổn thất mà họ nhận lại.
- Thông qua các buổi đào tạo và phát triển, người lao động mong muốn có thêm nhiều kiến thức để phát triển, con đường sự nghiệp mở ra, có cơ hội thăng tiến, được cung cấp nhiều thông tin hay về công việc đang làm.
4.5 Bỏ chi phí đầu tư
Nguyên tắc cuối cùng trong bộ nguyên tắc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó là doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí đầu tư để nhân viên phát triển. Đây là một hoạt động tốn kém, nhưng nếu không đào tạo và phát triển nhân sự thì doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng rơi vào tình trạng đội ngũ nhân sự ngày càng yếu kém, không có lòng nhiệt huyết….
Bạn không nên bắt nhân viên của mình bỏ ra chi phí khi đi học, như vậy sẽ khiến nhân viên phản đối và không muốn đi.
5. Ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tế trước đây, các doanh nghiệp không mấy chú trọng và quan tâm đến chất lượng lao động, chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả đạt được. Ngày nay, họ nhận ra rằng một doanh nghiệp có phát triển bền vững hay không phục thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực. Do đó, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ thì cần thường xuyên đào tạo, trang bị kiến thức bổ trợ cho nhân viên.
Bên cạnh việc doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự giỏi, thì người lao động sau khi tham gia đào tạo và phát triển sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Họ sẽ nâng cao được năng suất làm việc, nâng cao được hiệu quả thực hiện công việc và giảm tai nạn lao động, giảm sự giám sát không cần thiết của quản lý.
Tham khảo thêm
- doc Phát triển nguồn nhân lực là gì?
- doc Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
- doc "Talent Acquisition" - Cách thức "săn đầu người" kiểu mới
- doc 5 chiêu thức cổ vũ văn hoá học tập trong doanh nghiệp
- docx Nội dung của Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- doc Nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- doc Chiến lược phát triển nguồn nhân lực - Xây dựng tổ chức bền vững
- doc Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020
- doc Xây dựng chiến lược quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
- docx Chiến lược quản trị nguồn nhân lực
- doc Bí quyết thu hút nhân tài cho tổ chức
- docx Nghệ thuật giữ chân nhân viên