Bệnh liệt nửa người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng liệt nửa người là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Người mắc tình trạng này vẫn có thể cử động được bên liệt nhưng sẽ yếu hơn hoặc không thể cử động trong một số trường hợp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh liệt nửa người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng liệt nửa người là gì?

Liệt nửa người là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Tình trạng này có thể là liệt nửa người bên phải hoặc liệt nửa người bên trái, phụ thuộc vào bên bị ảnh hưởng. Nhìn chung, vùng não tổn thương khi đột quỵ sẽ quyết định phần nào của cơ thể bị liệt. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược lại. Người mắc tình trạng này vẫn có thể cử động được bên liệt nhưng sẽ yếu hơn hoặc không thể cử động trong một số trường hợp.

Liệt nửa người thường có hai dạng, bao gồm:

  • Liệt nửa người bẩm sinh: từng bị tổn thương não trong hoặc ngay sau khi sinh;
  • Liệt nửa người mắc phải: thường xảy ra trong cuộc sống, do chấn thương hoặc bệnh tật như đột quỵ gây ra.

Yếu nửa người có thể ảnh hưởng đến cánh tay, bàn tay, chân và các cơ mặt. Nếu bị yếu nửa người, bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn, mặc quần áo và sử dụng phòng tắm. Phương pháp điều trị phục hồi chức năng, bài tập ở nhà và thiết bị trợ giúp có thể giúp đỡ bạn trong quá trình phục hồi.

2. Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng liệt nửa người là gì?

Các triệu chứng phổ biến của liệt nửa người bao gồm:

  • Mất thăng bằng ;
  • Khó đi ;
  • Khó nuốt;
  • Khó nói ;
  • Tê, ngứa hoặc mất cảm giác ở một nửa cơ thể ;
  • Suy giảm khả năng cầm nắm;
  • Cử động không rõ ràng ;
  • Yếu cơ ;
  • Thiếu sự phối hợp vận động.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây ra hội chứng liệt nửa người?

Các nguyên nhân chính gây liệt nửa người bao gồm xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết) và các bệnh về mạch máu não và não, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến não (đột quỵ thiếu máu cục bộ).

Chấn thương (tổn thương não) cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người. Các nguyên nhân quan trọng khác nhưng ít cấp tính hơn bao gồm khối u hoặc tổn thương não, áp xe não, bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh các tế bào thần kinh (ví dụ như bệnh đa xơ cứng), mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn (viêm màng não) và viêm não. Khi bị liệt nửa người, vùng tổn thương thường nằm ở bên não đối diện với phần bị tê liệt. Trong một vài trường hợp hiếm, bệnh truyền nhiễm do poliovirus (virus bại liệt) hoặc rối loạn các tế bào thần kinh vận động (neuron) trong tủy sống, thân não và vỏ não vận động cũng gây ra tình trạng này.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc hội chứng liệt nửa người?

Liệt nửa người là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng liệt nửa người?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc liệt nửa người, chẳng hạn như:

  • Tăng huyết áp ;
  • Bệnh tim mạch ;
  • Đột quỵ ;
  • Chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn, đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong vòng 3 ngày;
  • Tổn thương đầu sau chấn thương Hội chứng đau nửa đầu;
  • Bệnh tiểu đường;
  • U não ;
  • Nhiễm trùng, cụ thể là viêm não và viêm màng não. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết và áp xe cổ, có thể lan đến não nếu không có điều trị ;
  • Bệnh loạn dưỡng chất trắng não;
  • Viêm mạch máu.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng liệt nửa người?

Bác sĩ có thể hỏi bạn về bệnh sử và khám lâm sàng để chẩn đoán tình trạng yếu cơ. Việc xác định dạng yếu cơ hoặc liệt có thể giúp bác sĩ tìm ra những nơi tổn thương trong hệ thống thần kinh.

Bạn cũng cần thực hiện một vài thủ thuật để xác định nguyên nhân gây ra liệt nửa người. Một số xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ;
  • Xét nghiệm sinh hóa máu;
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não;
  • Chụp cộng hưởng từ sọ não;
  • Điện não đồ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng liệt nửa người?

Người bị liệt nửa người thường phải mất một thời gian để phục hồi. Không phải tất cả các trường hợp đều có hiệu quả với cùng một phương pháp điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra liệt nửa người. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Thuốc hạ áp và giảm cholesterol có thể dùng cho những người bị liệt nửa người do đột quỵ và có nguy cơ tái phát bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp và bệnh tim mạch; Thuốc kháng đông giúp giảm tắc nghẽn mạch và nguy cơ đột quỵ trong tương lai; Kháng sinh, thường được truyền qua tĩnh mạch, giúp chống viêm não; Phẫu thuật để giải quyết phù não và lấy các dị vật trong não; Thuốc giãn cơ; Phẫu thuật để giải quyết vấn đề thứ phát, co cơ tự phát, tổn thương cột sống, tổn thương các dây chằng hoặc gân bên đối diện tổn thương; Vật lý trị liệu giúp những vùng não xung quanh chỗ tổn thương có thể hoạt động. Phương pháp này cũng hỗ trợ những bên cơ thể không bị liệt, giúp bạn kiểm soát cử động và duy trì sức khỏe; Các nhóm hỗ trợ, giáo dục gia đình; Tâm lý trị liệu giúp bạn đối phó với những tác động tâm lý của bệnh.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng liệt nửa người?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì vận động;
  • Tăng cường hỗ trợ cơ chân và thăng bằng thông qua các bài tập;
  • Mang giày phẳng, rộng;
  • Sử dụng thiết bị trợ giúp theo chỉ định và không vịn tường hay bàn ghế khi đi bộ;
  • Thận trọng với những thuốc có thể gây buồn ngủ;
  • Cẩn thận khi đi bộ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh liệt nửa người, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM