Lát hoa - Trị tiêu chảy
Lát hoa là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan, mọc ở các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình tới Nghệ An, Hà Tĩnh, được dùng trị tiêu chảy, đóng đồ gỗ quý. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss, thuộc họ Xoan - Meliaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ lớn cao đến trên 25m, gốc có cạnh, vỏ màu xám tro, nứt dọc và bong mảng, lớp vỏ trong màu đo đỏ; cành non có lông hung. Lá kép, có 7-20 đôi lá chét, mọc gần đối; lá non màu đỏ, đầu nhọn, gốc lệch. Hoa xếp thành chuỳ ở ngọn; hoa có cuống ngắn; đài hợp có 5 thuỳ, tràng 5 cánh hoa màu vàng; chỉ nhị hợp thành ống hình trụ; đĩa mật dài, nạc; bầu dài, có lông, chia 3 ô. Quả nang hình trứng, nứt thành 3 mảnh; hạt nhiều, nhỏ, dẹt có cánh mỏng ở đầu.
Mùa hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10 đến tháng 1 năm sau.
2. Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Chukrasiae.
3. Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình tới Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng phân bố ở Trung Quốc, Ân Độ. Thu hái vỏ cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
4. Thành phần hoá học
Lá non chứa 22% tanin, còn vỏ chứa 15% tanin.
5. Tính vị, tác dụng
Vỏ có vị chát, có tác dụng làm săn da.
6. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý.
Trên đây là một số thông tin về cây Lát hoa mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.