Lan hài đốm - Trị rắn cắn, ghẻ lở

Lan hài đốm là địa lan mọc thành bụi, không có thân, mọc nhiều trong các hốc trên núi đá vôi và có rải rác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội vào tới thành phố Hồ Chí Minh, có vị đắng, chua, tính bình, được dùng trị rắn cắn, lở ghẻ, đòn ngã. Để biết được công dụng trong y học của cây Lan hài đốm mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Lan hài đốm - Trị rắn cắn, ghẻ lở

Lan hài đốm, Mỏ giày - Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfitz, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

1. Mô tả

Địa lan mọc thành bụi, không có thân. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, có vân trăng trắng, mặt dưới đo đỏ. Cuống cụm hoa ngắn (5cm) lá bắc ngắn hơn bầu; hoa vàng tươi có đốm đỏ, rộng 5-7cm, cánh hoa xoan rộng, có rìa lông đen; môi dài 4cm, nhị sinh sản 2, nhị lép vàng có đốm đỏ. Hoa nở vào mùa xuân.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Paphiopedili Concoloris.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc nhiều trong các hốc trên núi đá vôi và có rải rác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội vào tới thành phố Hồ Chí Minh. Cũng thường được trồng làm cảnh.

4. Tính vị, tác dụng

Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn, lở ghẻ, đòn ngã.

Trên đây là một số thông tin về cây Lan hài đốm mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM