Lạm dụng thuốc lắc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thuốc lắc là một loại thuốc gây nghiện tổng hợp bất hợp pháp, thường được tiêu thụ ở dạng thuốc viên, viên nén hoặc dạng viên nang. Vậy triệu chứng của lạm dụng thuốc lắc là gì? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Lạm dụng thuốc lắc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lạm dụng thuốc lắc MDMA là gì?

Thuốc lắc là một loại thuốc gây nghiện tổng hợp bất hợp pháp, thường được tiêu thụ ở dạng thuốc viên, viên nén hoặc dạng viên nang. Thuốc này là một dạng duy nhất trong số các loại thuốc gây nghiện bất hợp pháp, có cả tác dụng kích thích và gây ảo giác. Đặc tính kích thích của thuốc lắc giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo trong khi các hiệu ứng gây ảo giác sẽ kích thích cảm giác làm cho các hình ảnh thực tế bị bóp méo.

Mặc dù thuốc có thể được gọi với nhiều tên khác nhau, nhưng đều có chung hóa chất 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA) gây ra tác dụng của thuốc.

Loại thuốc này rất dễ gây nghiện. MDMA khiến não sản xuất quá tải lượng serotonin, dopamine và norepinephrine. Những hóa chất này đều tạo ra cảm giác hưng phấn và niềm vui, giảm trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, một khi thuốc đào thải ra khỏi cơ thể, não bù lại bằng cách giảm sản xuất các chất này và người sử dụng thuốc thường bị trầm cảm, lo lắng, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ và thèm thuốc sau đó, ngay cả sau lần thử đầu tiên. Sự lạm dụng càng nặng thì hậu quả càng kéo dài, mặc dù một số ảnh hưởng lâu dài có thể do pha trộn thuốc lắc với các chất khác.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng lạm dụng thuốc lắc (MDMA) là gì?

Các triệu chứng thường gặp của lạm dụng thuốc lắc là:

  • Đồng tử bị giãn nở ;
  • Năng lượng kéo dài, bất thường;
  • Không thể cảm nhận hoặc giảm cảm giác đau;
  • Khát khao sự đụng chạm;
  • Thay đổi thói quen ngủ ;
  • Thức liên tục trong nhiều ngày;
  • Hoang tưởng.

Nhiều tác dụng phụ tiêu cực, cả ngắn hạn và dài hạn liên quan đến việc sử dụng thuốc lắc. Hiện nay, rất ít người tiếp cận được nguồn MDMA thuần túy. Nhiều đại lý bán thuốc trộn với các thành phần khác, từ cocaine hoặc heroin đến caffeine và thuốc chuột. Vì lý do này, các tác dụng của “thuốc lắc” có thể khó dự đoán.

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc lắc có thể xảy ra khi người dùng vẫn còn ảnh hưởng của thuốc hoặc sau khi hưng phấn đã giảm. Một số tác dụng phụ thường gặp cũng bao gồm:

  • Phán đoán kém;
  • Lo lắng ;
  • Trầm cảm;
  • Khó ngủ;
  • Lẫn lộn;
  • Hoang tưởng;
  • Cơ bắp căng thẳng;
  • Nhìn mờ;
  • Nghiến răng.

Tiếp tục sử dụng thuốc lắc có thể gây xáo trộn các trung tâm tưởng thưởng và hưng phấn của não cũng như gây tổn thương lâu dài đến các dây thần kinh, não bộ và các cơ quan quan trọng khác. Những tác dụng phụ lâu dài bao gồm:

  • Rối loạn tâm thần;
  • Thoái hóa dây thần kinh ;
  • Trầm cảm, lo lắng và mất trí nhớ;
  • Suy thận;
  • Xuất huyết ;
  • Tổn thương não lâu dài ;
  • Suy sụp hệ tim mạch;
  • Co giật ;
  • Tử vong.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra lạm dụng thuốc lắc?

Giống như nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần, một số yếu tố có thể góp phần gây ra nghiện ma túy. Các yếu tố chính là:

Môi trường. Các yếu tố môi trường, bao gồm niềm tin và thái độ của gia đình, mối quan hệ với nhóm bạn khuyến khích sử dụng ma túy, đóng một vai trò trong việc làm người nghiện bắt đầu dùng thuốc. Di truyền học. Một khi bạn đã bắt đầu sử dụng một loại thuốc, tình trạng lạm dụng thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm di truyền, có thể làm chậm hoặc tăng tốc độ tiến triển của bệnh.

Lạm dụng thuốc dường như xảy ra khi sử dụng lặp lại một loại thuốc, làm thay đổi cách bộ não đưa ra cảm giác hưng phấn. Thuốc gây nghiện gây ra những thay đổi thực thể đối với một số tế bào thần kinh (neuron) trong não. Các neuron sử dụng chất dẫn truyền thần kinh để giao tiếp. Do đó, lạm dụng thuốc lắc có thể ảnh hưởng tới hành vi và lời nói của người dùng. Những thay đổi này có thể vẫn còn tồn tại lâu dài sau khi ngừng sử dụng thuốc.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lạm dụng thuốc lắc MDMA?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc lạm dụng thuốc lắc như:

Tiền sử gia đình nghiện. Nghiện ma túy ở một số thành viên gia đình có khả năng di truyền cho các thành viên trong gia đình. Rối loạn sức khỏe tâm thần. Nếu mắc rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương, bạn có nhiều khả năng bị nghiện thuốc lắc. Sử dụng thuốc lắc không phải là một cách để đối phó với những cảm xúc đau đớn như lo lắng, trầm cảm và cô đơn, thậm chí làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Áp lực từ bạn bè. Áp lực từ bạn bè là một yếu tố mạnh mẽ trong việc bắt đầu sử dụng và lạm dụng thuốc lắc, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Thiếu sự quan tâm của gia đình. Những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc thiếu liên kết với cha mẹ hoặc anh chị em có thể có nguy cơ nghiện, vì thiếu sự giám sát của cha mẹ. Sử dụng thuốc lắc sớm. Sử dụng thuốc khi còn nhỏ có thể gây ra những thay đổi trong não đang phát triển và làm tăng khả năng nghiện ma túy.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lạm dụng thuốc lắc (MDMA)?

Chẩn đoán lạm dụng thuốc lắc đòi hỏi các đánh giá kỹ lưỡng và thường xuyên bao gồm các đánh giá của bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý hoặc nhân viên tư vấn về rượu và ma túy. Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác được sử dụng để đánh giá việc sử dụng ma túy, nhưng chúng không phải là một xét nghiệm chẩn đoán nghiện. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có thể được sử dụng để theo dõi điều trị và phục hồi.

Để chẩn đoán rối loạn sử dụng các chất nghiện, hầu hết các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đều sử dụng các tiêu chuẩn trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5).

Những phương pháp nào dùng để điều trị lạm dụng thuốc lắc (MDMA)?

Thuốc lắc MDMA là một loại thuốc tương đối mới. Do đó, không có nhiều thông tin về cách lạm dụng và nghiện xảy ra hoặc cách điều trị tốt nhất cho tình trạng phụ thuộc. Tuy nhiên, trong thực tế các triệu chứng cai nghiện chủ yếu là do thiếu các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, vì vậy các loại thuốc hoạt động để tăng lượng chất này trong não có thể giúp khá nhiều với quá trình cai nghiện. Ví dụ như các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có thể được sử dụng để làm giảm bớt các đợt tấn công trầm cảm, lo âu và hoảng loạn thường gặp do việc ngưng sử dụng thuốc lắc.

Cần ghi nhớ kỹ là thuốc lắc thường xuyên được sử dụng cùng với các chất gây nghiện khác. Điều này có thể làm quá trình điều trị phức tạp hơn vì một đối tượng có thể nghiện nhiều chất cùng một lúc. Do đó, việc điều trị phải đảm bảo một kế hoạch cai nghiện thuốc lắc phù hợp với tình trạng cụ thể của từng cá nhân.

Ngoài ra, các cách điều trị nghiện thuốc lắc thường sử dụng chung một công thức như cai nghiện các chất gây nghiện khác. Các dịch vụ nội trú hoặc ngoại trú có thể được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng nghiện của người bệnh. Tỷ lệ tái phát do không điều trị liên tục khá cao. Các đối tượng cai nghiện được khuyến khích thay đổi một số lối sống nhất định.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý lạm dụng thuốc lắc?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lạm dụng thuốc lắc:

Gặp chuyên gia trị liệu hoặc nhân viên tư vấn về ma túy và rượu. Tìm cách điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Tham gia một nhóm hỗ trợ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến lạm dụng thuốc lắc, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu. 

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM