Lài trâu lá nhỏ - Trị bệnh dạ dày
Lài trâu lá nhỏ là cây nhỡ thuộc họ Trúc đào, tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, được dùng trị bệnh dạ dày. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Lài trâu lá nhỏ, Sừng trâu - Tabernaemontana bufalina Lour., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
1. Mô tả
Cây nhỡ cao 1,5m, không lông, cành non mảnh, dẹp dẹp, mủ trắng.
Lá đa dạng thường hình ngọn giáo, dài 8 - 14cm đầu tù đến hẹp thành đuôi dài, gốc nhọn, mép nguyên, mặt dưới nhạt; cuống 5 - 8mm. Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn. Hạt thuôn, có góc, bao bởi áo hạt màu đỏ.
Hoa tháng 4.
2. Bộ phận dùng
Rễ - Radix Tabernaemontanae Bufalinae.
3. Nơi sống và thu hái
Cây đặc hữu ở miền Trung Việt Nam tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
4. Tính vị, tác dụng
Vị rất đắng.
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ dùng trị các bệnh thuốc dạ dày.
Trên đây là một số thông tin về cây Lài trâu lá nhỏ mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.