Thuốc Imipenem + Cilastatin - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
Tìm hiểu về thuốc Imipenem + Cilastatin trên eLib.VN sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác và những điều cần thận trọng khác. Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc imipenem + cilastatin là gì?
Thuốc imipenem + cilastatin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc này được biết đến như một loại kháng sinh carbapenem và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Bạn nên dùng thuốc imipenem + cilastatin như thế nào?
Thuốc imipenem + cilastatin được tiêm vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị. Nếu bạn tự dùng thuốc này tại nhà, hãy tìm hiểu tất cả quy trình chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra sản phẩm xem có xuất hiện cặn hoặc thuốc bị đổi màu. Nếu một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, nên không sử dụng dung dịch. Tìm hiểu cách bảo quản và loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn.
Thuốc kháng sinh hiệu quả nhất khi nồng độ lthuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, sử dụng thuốc này trong các khoảng thời gian cách đều nhau.
Tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi hoàn tất đủ thời gian điều trị, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tái nhiễm trùng.
Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tiếp diễn hoặc xấu đi.
Bạn nên bảo quản thuốc imipenem + cilastatin như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc imipenem + cilastatin cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tổn thương phổi do hít phải: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg – 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn: dùng 500 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng huyết : dùng 500 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phế quản, tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xương chậu, tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm nội mạc tử cung: tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng sâu trong cổ: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều thường dùng cho Viêm màng trong tim: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh sốt giảm bạch cầu: dùng 500 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ nếu nguyên nhân nghi ngờ là do mẫn cảm hoàn toàn, 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ nếu vi khuẩn gây bệnh nghi ngờ ở mức mẫn cảm vừa phải, hoặc 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ nếu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây bệnh (dựa trên imipenem).
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng trong ổ bụng, tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm khớp: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm màng não: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi bệnh viện: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xương tủy : dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phúc mạc: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi, tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bể thận : dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm da hay nhiễm trùng phần mềm, tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng cấu trúc da tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc 500 mg đến 1 g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: không biến chứng: dùng 250 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ (dựa trên thành phần imipenem). Phức tạp: dùng 500 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ (dựa trên thành phần imipenem).
Liều dùng thuốc imipenem + cilastatin cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm khuẩn
Tiêm tĩnh mạch:
Nhiễm khuẩn không tổn thương hệ thần kinh trung ương: (dựa trên thành phần thuốc imipenem)
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nhẹ hơn 1500 g: 20-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nặng từ 1500 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nhẹ hơn 1200 g: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nặng 1200 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Trẻ 4 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi trở lên: 15-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm nội tâm mạc
Tiêm tĩnh mạch:
Nhiễm trùng không tổn thương hệ thần kinh trung ương: (dựa trên thành phần thuốc imipenem)
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nhẹ hơn 1500 g: 20-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nặng từ 1500 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nhẹ hơn 1200 g: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nặng 1200 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Trẻ 4 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi trở lên: 15-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng ổ bụng
Tiêm tĩnh mạch:
Nhiễm trùng không tổn thương hệ thần kinh trung ương: (dựa trên thành phần imipenem)
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nhẹ hơn 1500 g: 20-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nặng từ 1500 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nhẹ hơn 1200 g: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nặng 1200 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Trẻ 4 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi trở lên: 15-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm khớp
Tiêm tĩnh mạch:
Nhiễm trùng không tổn thương hệ thần kinh: (dựa trên thành phần imipenem)
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nhẹ hơn 1500 g: 20-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nặng từ 1500 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nhẹ hơn 1200 g: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
Trẻ 1-4 tuần tuổi, nặng 1200 g trở lên: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Trẻ 4 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi: 25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi trở lên: 15-25 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm phổi kèm xơ nang
Lớn hơn 12 tuổi với chức năng thận bình thường: dùng 90 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần tiêm tiêm tĩnh mạch (dựa trên thành phần imipenem).
Liều tối đa: 4 g/ngày.
Thuốc imipenem + cilastatin có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc imipenem + cilastatin có dạng bột pha tiêm, thuốc tiêm tĩnh mạch: 250 mg/20 ml, 500 mg/20 ml.
3. Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc imipenem + cilastatin?
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch; Tiêu chảy nước hoặc có máu; Lú lẫn, run, gặp ảo giác, động kinh (co giật); Cảm giác choáng váng, ngất xỉu; Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm; Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt); Sốt, đau họng và đau đầu đi kèm da rộp nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
Đau, sưng, hoặc đỏ nơi tiêm thuốc ; Buồn nôn nhẹ, nôn, ợ nóng, đau dạ dày; Đau họng ; Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch; Phát ban da nhẹ hoặc ngứa; Chóng mặt hay mệt mỏi; Tê hoặc ngứa ran; Ù tai.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc imipenem + cilastatin bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng imipenem + cilastatin, bạn nên:
Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với imipenem, penicillin, cephalosporin [ví dụ như cefaclor (Ceclor), cefadroxil (Duricef), và cephalexin (KEFLEX)], hoặc bất kỳ loại thuốc khác; Nói với bác sĩ và dược sĩ về các loại thuốc không kê theo đơn mà bạn đang dùng, đặc biệt là thuốc kháng sinh và vitamin; Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng bị động kinh; chấn thương não; bệnh thận, bệnh gan hoặc bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là viêm đại tràng); hoặc hen suyễn; Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng imipenem cilastatin, gọi ngay cho bác sĩ; Nếu bạn có bệnh tiểu đường và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong nước tiểu, đang sử dụng Clinistix hoặc TesTape. Không sử dụng thuốc viên Clinitest vì thuốc này có thể cho kết quả dương tính không chính xác
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A = Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc imipenem + cilastatin có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Ganciclovir; Theophylline; Valganciclovir; Axit Valproic.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc imipenem + cilastatin không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe n ào ảnh hưởng đến thuốc imipenem + cilastatin ?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:
Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương (CNS) (ví dụ, bệnh não hoặc tiền sử động kinh). Nếu mắc rối loạn hệ thống thần kinh, bao gồm co giật, bạn có thể gặp nhiều khả năng mắc tác dụng phụ.
Bệnh thận. Nếu bạn bị bệnh thận, bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc tác dụng phụ.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Iopromide - Dùng chẩn đoán hoặc phát hiện các vấn đề ở não
- doc Thuốc Iopamidol - Dùng trong chụp CT hay các xét nghiệm phóng xạ
- doc Thuốc Iohexol - Cải thiện hình ảnh thu trong quá trình chụp CT
- doc Thuốc Iod - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Importal® - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Imodium Anti-Diarrheal® - Kiểm soát các triệu chứng của tiêu chảy
- doc Thuốc Imitrex® - Điều trị đau nửa đầu
- doc Thuốc Imiquimod - Điều trị một số dạng tăng trưởng trên da
- doc Thuốc Imipramine - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Imipenem - Điều trị nhiễm trùng do phẫu thuật
- doc Thuốc Imiglucerase - Điều trị một số bệnh di truyền hiếm gặp
- doc Thuốc Imidapril - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Imexofen 60 - Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Imdur - Phòng ngừa cơ đau thắt ngực
- doc Thuốc Imatinib - Điều trị ung thư