Hướng dẫn viết CV xin việc và gửi mail cho nhà tuyển dụng

Bạn thường xuyên nghe đến cụm từ “CV" nhưng chưa biết cách viết CV ra sao thì chuẩn và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết CV chuyên nghiệp là như thế nào và cách viết email xin việc chuyên nghiệp giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Mời các bạn cũng tham khảo.

Hướng dẫn viết CV xin việc và gửi mail cho nhà tuyển dụng

1. Gửi email xin việc

Mail Subject: Location_Position_Tên (luôn phải có bạn nhé!)

Mail content: (luôn phải có bạn nhé!)

Cách thức ghi:

“Dear Mr./Hi Ms./Kính gửi ABC

Em tên là

Xin ứng tuyển vị trí…của công ty…đăng trên (nếu có)

Hoặc qua anh XYZ, em được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí….

Em có (skill, kinh nghiệm, thành tích..., ngắn gọn thôi)

Em hi vọng….

Cảm ơn anh/chị đã tạo điều kiện/đã đọc

Thân ái

Tên”

Tùy vào sự sáng tạo của bạn. Viết sao cho lịch sự, dễ thương gây cảm tình với người đọc để ít ra họ reply và help bạn.

2. Viết CV xin việc thế nào cho chuẩn?

2.1 Cách viết phần thông tin cá nhân

Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.

Nên:

  • Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
  • Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.

Không nên:

  • Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
  • Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.

2.2 Cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu cửa ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.

Nên:

  • Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
  • Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
  • Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng…

Không nên:

  • Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
  • Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.

2.3 Cách viết phần học vấn

Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).

Nên:

  • Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
  • Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Không nên: Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

2.4 Cách viết phần kinh nghiệm làm việc

Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Nên:

  • Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
  • Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng…).
  • Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Không nên:

  • Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
  • Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
  • Mô tả dài dòng, không phân chia ý.

2.5 Cách viết phần hoạt động ngoại khoá

Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Nên:

  • Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
  • Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.

Không nên: Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.

2.6 Cách viết phần kỹ năng

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?

Nên:

  • Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
  • Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.

Không nên: Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.

3. Trình bày CV xin việc

Soạn CV tiếng Anh và Việt (nói không với những form mẫu bán sẵn)

Lưu file CV dạng word hoặc pdf: Tên_Position_CV hoặc Tên_CV

PHOTO: hãy bưng cái hình nghiêm túc nhưng rất đỗi tươi sáng của các bạn. Đừng bưng cái mặt đưa đám hay hình mờ căm. Nhà tuyển dụng nhìn vào là thấy rầu đời rồi. Ít ra cũng gây sức hút, tạo ấn tượng với họ một chút để họ thấy tương lai xán lạn của công ty đang mở ra, nhất là mấy vị trí lễ tân, admin, thư kí, sales,...

NỘI DUNG CV: trọng tâm là những mục sau:

PERSONAL INFORMATION: bét nhất là có tên (in hoa), ngày tháng năm sinh, điện thoại, mail, địa chỉ (quận, TpHCM), quốc tịch, còn mí cái (giới tính, tình trạng hôn nhân, lý lịch gia đình, quê quán) là để giúp recruiter xem xét lương và phúc lợi cho các bạn nhất là các bé fresh/junior.

  • Nhớ in đậm (bold) mấy cái title ví dụ chữ Name/Address/Phone/Email/Gende v.v. nhìn cho đẹp mắt. Còn details ko cần in đậm
  • Canh cho đều đẹp dòng trên dưới, đừng canh theo dấu 2 chấm mà canh cái dòng detail.
  • Và thông tin trong mục này cần phải chính xác, nhất là thông tin liên lạc gồm email và số điện thoại.

SUMMARY: tổng kinh nghiệm, kinh nghiệm ở vị trí, skill (ví dụ 4 năm CS/software engineer, 2 năm skill PHP), Specialties:.. (cái này để gỡ gạc cho việc thiếu kinh nghiệm trong công ty nhưng có làm thêm hay có tố chất). Chưa có kinh nghiệm bỏ mục Summary cũng được, chú ý mục skill.

OBJECTIVES: viết ngắn trình bày mong mỏi nguyện vọng bản thân. Viết thật tâm huyết. Đừng ghi quá chung chung, không thì ghi ngay tâm tư mong muốn được trở thành cái vị trí mình ứng tuyển như mục tiêu tương lai.

EXPERIENCE (số ít, không có thêm "S" sau Experience): viết theo trình tự bắt đầu từ công việc gần đây nhất trở về trước để nhìn cho dễ. Không nên viết ngược lại.

  • Position
  • Company
  • Month/Year- Month/Year

Details/Description:

Nhắc về Details/Description: không cần viết nhiều. Mà phải viết đúng và trúng. Viết ngay cái nhà tuyển dụng cần nhất là những cụm từ liên quan technical skill. Đừng chém gió mất công phỏng vấn bị tòi ra ngay bạn nhé!

Không có kinh nghiệm thì phải ráng tìm ra công việc nào mình đã làm có dính dáng chèn vào. Không có nữa thì…. khỏi apply vì đằng nào cũng rớt, chờ mất công.

Hoặc như sales kĩ thuật mực in mà ko có kinh nghiệm sales (chỉ là QC, giám sát sản xuất v.v) nhưng làm trong ngành mực in mấy năm rồi thì phải có mấy chữ mực in vào tên công ty/vị trí, hay trong phần kinh nghiệm để còn cứu vớt chừng nào hay chừng đó

EDUCATION: ghi như sau (1 dòng cũng được)

  • (Bachelor of … hoặc B.A/B.S)
  • University of….., Major:……
  • GPA:.. hoặc Level:… (Khá/Giỏi điểm cao thì ghi)
  • Month/Year- Month/Year

CERTIFICATION: trình bày như Education

ACHIEVEMENT: đây dường như là mục quyết định tỷ lệ pass CV. Mình có ứng viên trúng việc chỉ vì mình bắt sửa CV ghi thành tích, giải thưởng vào mục này để HR chú ý và kết quả ứng viên ấy được ưu tiên phỏng vấn vì công ty ấy thích talent (tất nhiên trước đó bạn này hoàn toàn im lìm giữa nghìn CV bị loại)

Nếu Achievement chỉ là mấy cái certification thì bỏ mục này đi. Cái thành tích này cũng có thể nhét vào mục Experience hoặc Education, tự các bạn xem xét. Thích thì bê mục này ngay lên đầu CV nhìn cho hoành tráng hoặc trong Summary.

SKILL: hãy ghi skill phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển

  • Language:.....
  • Computer Skill
  • Communication/ Teamwork/ Đàn hát nhảy múa gì đó

REFERENCE (Nếu có)

Thêm mục PROJECT nếu là dân IT, kĩ thuật... Là sinh viên thì cũng ráng rặn mấy project đã làm trên ghế nhà trường để có cái gỡ gạc và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Lưu ý: Các đề mục IN HOA, in đậm

Font chữ đều, 1 Font cho khu details, 1 Font cho mấy cái tên mục. Chọn Font nào dễ đọc, cỡ chữ hợp lý chút nhất là khu Personal Information.

Không nên trang trí CV nhiều màu sắc trừ mấy trường hợp của designer/marketing. Thống nhất cái tiltle mục là 1 màu phổ biến và không chói mắt, còn màu chữ trong nội dung thì đen hết đi cho dễ nhìn. Không nên highlight vàng rồi xanh mấy cái mục nhé!

Đừng nên bullets nhiều loại 1, 2 cái đồng nhất trên xuống là quá rồi, hoặc dùng chấm hoặc “-” cho nó thanh thoát. Đừng đánh số nhiều. Giữ cho CV đẹp mắt xíu.

Căn lề ngay ngắn và dùng khoảng trống hợp lý, không nên thụt ra thụt vào.

Hiển nhiên không để xảy ra bất kỳ lỗi chính tả/ngữ pháp nào. Không nên viết hoa tùy hứng.

Ví dụ mấy chữ General Director hay University of Engineering thì đừng ghi general director/general Director/ General director hay university of Engineering

KHÔNG nên ghi “Tôi cam kết những điều trên… kí tên ngày tháng năm” của mấy form bán sẵn hay thủ tục hành chính.

CV làm 2-3 trang thôi được rồi. Nhiều kinh nghiệm vị trí cao quá thì cũng chỉ nên 4 trang thôi nhé. CV 1 trang thôi mà đẹp cũng đã gây cảm tình rồi.

Chịu khó nắm tâm lý nhà tuyển dụng để sắp xếp các MỤC hợp lý, show thứ có lợi cho mình lên trước bạn nha.

Trên đây là một vài hướng dẫn giúp bạn trình bày  CV xin việc của mình một cách chuyên nghiệp nhất nhằm thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cùng eLib tham khảo để sáng tạo CV của mình chuyên nghiệp hơn nhé! Chúc các bạn thành công!

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM