Hormon chống bài niệu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Xét nghiệm hormon chống bài niệu góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý có thể gây bài xuất bất thường ADH. Cùng eLip tìm hiểu một số thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này nhé!
Mục lục nội dung
1. Chỉ định xét nghiệm hormon chống bài niệu
Để góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý có thể gây bài xuất bất thường ADH (Vd: hội chứng tiết ADH không thích hợp [SIADH]).
Để góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý gây mất bài xuất ADH hay gây mất đáp ứng thận đối với tác dụng của ADH (Vd: đái nhạt nguồn gốc trung ương và đái nhạt nguồn gốc thận).
2. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm hormon chống bài niệu
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương.
Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 10 - 12h trước khi lấy máu xét nghiệm. Bệnh nhân được yêu cầu tránh các hoạt động thể lực và bị stress trong thời gian xét nghiệm. Lấy máu khi bệnh nhân ở tư thế ngồi.
Mẫu bệnh phẩm sau khỉ lấy cần được bảo quản trong túi đá lạnh và được chuyển ngay tới phòng xét nghiệm.
3. Giá trị hormon chống bài niệu bình thường
1,0-13,3 pg/ml hay 1,0-13,3 ng/L.
4. Tăng nồng độ hormon chống bài niệu máu
Các nguyên nhân chính thường gặp
Chứng porphyria niệu cấp.
Bệnh Addison.
U não.
Ung thư phế quản phổi.
Sốc.
Khối u tiết ADH lạc chỗ.
Tình trạng chảy máu.
Viêm gan.
Suy giáp.
Giảm thể tích máu.
Đái nhạt do căn nguyên thận (nephrogenic diabetes insipidus).
Viêm phổi.
Tình trạng stress.
Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
Lao.
5. Giảm nồng độ hormon chống bài niệu máu
Các nguyên nhân chính thường gặp
Đái nhạt nguồn gốc trung ương (Central [pituitary] diabetes insipidus).
Chấn thương sọ não.
Tăng thể tích máu.
Khối u vùng dưới đồi.
Ung thư di căn.
Các thủ thuật ngoại thần kinh.
Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
Giang mai.
Nhiễm trùng do virus.
6. Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm hormon chống bài niệu
Nhận định chung
Hormon chống bài niệu (ADH), khởi thủy được biết như là vasopressin, là một hormon được vùng dưới đổi sản xuất. Hormon này được trữ ở thùy sau tuyến yên và được giải phóng khi áp lực thẩm thấu máu thay đổi.
Khi áp lực thẩm thấu máu tăng cao (chỉ dẫn máu bị cô đặc và lượng nước có trong máu bị giảm đi) ADH sẽ được giải phóng. ADH làm tăng tính thấm của các ống thận xa và ống góp, gây tăng hấp thu nước. Ngược lại, khi áp lực thẩm thấu máu thấp (chỉ dẫn có tình trạng thừa nước và huyết thanh bị hòa loãng) bài tiết ADH giảm đi và gây tăng bài xuất nước qua thận.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm hormon chống bài niệu
Kết quả xét nghiệm có thể thay đổi khi bệnh nhân bị stress thực thể và tâm thần, đang được thông khí nhân tạo áp lực dương, sử dụng ống thủy tinh để lấy bệnh phẩm.
Các thuốc có thể làm tăng nồng độ ADH: paracetamol, thuốc gây mê, barbiturat, carbamazepin, chlorothiazid, chlorpropamid, cyclophosphamid, estrogen, lithium, morphin, nicotin, oxytoxin, vincristin.
Các thuốc có thể lám giảm nồng độ ADH là: rượu, phenytoin.
Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm hormon chống bài niệu
Xét nghiệm hữu ích trong chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý gây bài xuất bất thường hay mất bài xuất ADH hay gây mất đáp ứng thận đối với tác dụng của ADH.
Trong bệnh đái tháo nhạt (diabetes insipidus): có thể gặp tình trạng tiết ADH không đầy đủ hoặc do thận không đáp ứng với ADH một cách thỏa đáng… Các nguyên nhân của đái tháo nhạt bao gồm chấn thương sọ não, u não hay tình trạng viêm não, các thủ thuật ngoại thần kinh hay các bệnh lý thận tiên phát
Trong hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH): có tình trạng giải phóng liên tục ADH ngay cả khi áp lực thẩm thấu máu thấp. Hội chứng tiết ADH không thích hợp có thể gặp ở bệnh nhân có tế bào u sản xuất ADH lạc chỗ của phổi, tuyến ức, tụy, ruột non và đường tiết niệu, một số bệnh lý phổi hay khi có tình trạng stress quá mức.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Hormon chống bài niệu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!