Hợp đồng ngoại thương và các điều cần lưu ý

Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng ngoại thương như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng ngoại thương và các điều cần lưu ý

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.

2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm sau:

- Chủ thể kí hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú cả họ)

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.

- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau

3. Nội dung hợp đồng ngoại thương

Tên tiêu đề là “hợp đồng ngoại thương”, nêu cụ thể số hợp đồng bao nhiêu?

Ngày tháng giao kết hợp đồng và địa điểm giao kết

Thông tin bên mua bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thông tin bên bán bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nội dung điều khoản thỏa thuận của hai bên là bên bán và bên mua

- Định nghĩa của một số cụm từ được sử dụng trong giao dịch này

- Phạm vi hợp đồng

Trách nhiệm từ bên bán

- Đảm bảo việc cung cấp và giao cho bên mua gồm loại hàng hóa nào? Nêu rõ thông tin gồm tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lượng của hàng hóa và số chế tạo hàng hóa, chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu hoặc phụ kiện thiết bị từ đâu?, đóng gói ngày tháng năm, giá thỏa thuận mua bán, mã hiệu?Trách nhiệm của bên mua

Giá trị của hợp đồng là bao nhiêu? Ghi rõ bằng chữ và số

- Trong đó bao gồm giá của vật tư và giá của dịch vụ là bao nhiêu?

- Đối với giá trị hợp đồng này áp dụng cho các loại hàng, dịch vụ áp dụng thể hiện trong phụ lục hợp đồng

Điều kiện về giao hàng: Điểm nhận xếp hàng lên ban đầu; Điểm đích của cảng; Thời gian giao hàng là giờ, ngày, tháng, năm; Tính từ khi dời cảng – ngày phát vận đơn thì bên bán cần thông báo nội dung về số hợp đồng, L/C, tên của loại hàng, số kiện và số lượng hàng hóa, trọng lượng và chi tiết kích thước từng kiện hàng,…

Phương thức về thanh toán: Khoản đặt cọc: thanh toán khoản cọc bằng thư tín dụng và không được hủy ngang; Chứng từ chứng minh đã thanh toán cần xuất trình muộn nhất là bao nhiêu ngày?; Giấy tờ gốc của vận đơn đường biển ghi nhận rõ về việc đã thanh toán trả trước cước phí; Cung cấp hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận về chấ lượng, số lượng, chứng nhận về xuất xứ , chứng nhận về bảo hiểm

Về thuê tàu vận chuyển: đảm bảo tàu được thuê phải thuê từ chủ tàu có uy tín, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, tàu có số tuổi dưới bao nhiêu tuổi?. Trong đó chủ tàu cần phải cam kết đảm bảo hàng khi được bốc qua các lan can tàu được nguyên vẹn nhất định.

Bảo hiểm: Hàng hóa được vận chuyển được bảo hiểm từ công ty bảo hiểm hợp pháp và có khả năng chi trả mọi trường hợp rủi ro xảy ra với hàng hóa

Thời gian bảo hiểm là bao lâu? Điều kiện để được bảo hiểm, chủ thể hưởng bảo hiểm

Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa:

Số lần kiểm tra hàng, chi phí kiểm tra do bên nào chịu? Thời hạn giải quyết khiếu nại

Bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Thời gian bảo hành từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào? Điều kiện để được bảo hành, các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hành, các bộ phận được bảo hành

Bảo lãnh về việc thực hiện hợp đồng

Các bên phải tiến hành mở bảo lãnh trong vòng bao nhiêu ngày? Áp dụng tổng giá trị bảo lãnh là bao nhiêu?

Chấm dứt hợp đồng: Bên mua có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại nếu như không đáp ứng đủ các tiêu chí về kỹ thuật và hoàn trả khoản tiền đã nhận cho loại hàng bị kém chất lượng.

Cùng nhau giải quyết các phát sinh trong thời gian nhất định nếu lỗi không do hai bên gây ra

Trách nhiệm khi bên bán giao hàng chậm cho bên mua: Đền bù thiệt hại với khoản tiền tương ứng tối thiểu và tối đa là bao nhiêu?

Trường hợp bất khả kháng: như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, chiến tranh, biến cố… không thể khắc phục được cũng như không thể biết trước được thì hai bên sẽ thỏa thuận lại hợp đồng phù hợp

Sửa đổi về hợp đồng: Bản được sửa đổi chỉ có giá trị khi mà hai bên có thẩm quyền ký kết vào nội dung hợp đồng mới. bản sửa đổi này sẽ có giá trị và không thể tách rời của bản hợp đồng này.

Trọng tài về kinh tế: Trong trường hợp có phát sinh về tranh chấp giữa hai bên trước hết cần thỏa thuận hòa giải

Thẩm quyền giải quyết tại đâu? Chi phí do bên thua kiện chi trả

Pháp luật để điều chỉnh hợp đồng: các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam

Chuyển nhượng: Các bên không được quyền chuyển nhượng nếu không có sự cho phép của bên còn lại

Ngôn ngữ: Soạn thảo bằng hai bản tiếng Anh và tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau

Ký rõ họ và tên kèm đóng dấu của đại diện bên mua và bên bán

4. Phân loại hợp đồng ngoại thương

Phân loại hợp đồng ngoại thương theo 3 tiêu chí sau:

Theo thời gian thực hiện hợp đồng

Hợp đồng ngắn hạn : thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình

Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần học xuất nhập khẩu

Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng

Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua

Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước

Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước khóa học phân tích báo cáo tài chính

Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài

Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước.

Phân loại theo hình thức hợp đồng

Có 3 loại hợp đông như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng bì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn

5. Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương

Điều khoản tên hàng (Commodity).

Ghi tên thương mại / tên thông thường kèm tên khoa học.

Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất.

Tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất.

Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá.

Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hoá.

Tên hàng kèm với mã HS của hàng hóa đó.

Kết hợp nhiều cách:

Commodity: Vietnamese white rice long grain, crop 2010, 10% broken.

Commodity: Frozen black Tiger shrimps (Pennnues Monodon).

Commodity: UREA FERTILIZER. Origin: Indonesia Specification: Nitrogen 46% min.

Điều khoản phẩm chất – chất lượng (Quality).

Dựa vào mẫu hàng (by sample):

Chất lượng của hàng hoá được xác định căn cứ vào chất lượng của một số ít hàng hoá, gọi là mẫu hàng. Nhược điểm: Tính chính xác không cao. Áp dụng cho những mặt hàng chưa có tiêu chuẩn hoặc khó tiêu chuẩn hoá.

Dựa vào mẫu hàng: Quality of goods must be as counter sample which is marked with signatures of both sides Quality of goods must be correspond/ according to sample.

Dựa vào tiêu chuẩn (Standard): Tiêu chuẩn là những quy định về đánh giá chất lượng, về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Dựa vào quy cách của hàng hóa (Specification): Quy cách là những thông số kỹ thuật liên quan đến hàng hóa như công suất, kích cỡ, trọng lượng… Những thông số kỹ thuật này phản ánh chất lượng của hàng hóa.

Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá (Trademark): Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật (Technical document): Tài liệu kỹ thuật thể hiện các thông số kỹ thuật của hàng hoá, bao gồm: hướng dẫn vận hành, lắp ráp… Phải biến tài liệu kỹ thuật thành một phần không thể tách rời của hợp đồng.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Technical documents showing the technical specifications of the goods….

Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu: Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần một chất nào đó trong hàng hoá. Chia làm 2 loại hàm lượng của chất lượng hàng hoá: §Hàm lượng chất có ích: quy định hàm lượng (%) tối thiểu. §Hàm lượng chất không có ích: quy định hàm lượng (%) tối đa. Vd: Hợp đồng nhập khẩu phân bón Specification Nitrogen 46% min, Moiture 0.5% max, Biuret 1.0% max Color white.

Dựa vào dung trọng hàng hoá (Natural weight): Dung trọng hàng hoá là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hoá, phản ánh tính chất vật lý, tỷ trọng tạp chất của hàng hoá. Thường sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào sự xem hàng trước (Inspected and approved): Phương pháp này còn được gọi là “đã xem và đồng ý” (inspected and approved), tức là hàng hoá đã được người mua xem và đồng ý, còn người mua phải nhận hàng và trả tiền.

Dựa vào hiện trạng hàng hóa: Phương pháp này còn được gọi là “có thế nào, giao thế ấy” (as is sale/ arrive sale). Người bán chỉ giao sản phẩm chứ không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm.

Các trường hợp áp dụng:

Thị trường thuộc về người bán.

Bán đấu giá.

Bán hàng khi tàu đến.

Dựa vào sự mô tả: Nêu các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng… của sản phẩm. Áp dụng cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: Khi mua bán nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất khó tiêu chuẩn hoá, trên thị trường thế giới thường dùng một số tiêu chuẩn phỏng chừng: 

- FAQ (Fair Average Quality): Phẩm chất bình quân khá.

- GMQ (Good Merchantable Quality): Phẩm chất tiêu thụ tốt.

Điều khoản số lượng (Quantity).

Đơn vị tính số lượng:...

Đơn vị tính: cái, chiếc, hòm, kiện…

Đơn vị theo hệ đo lường (metric system): KG, MT…

Đơn vị theo hệ đo lường Anh, Mỹ: Gallon, inch, foot

Đơn vị đo chiều dài: inch, foot, yard…

Đơn vị đo diện tích: square inch, square yard…

Đơn vị đo dung tích: gallon…

Đơn vị đo khối lượng: long ton, short ton, pound…

Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá, gross, set…

Phương pháp quy định số lượng:

- Quy định dứt khoát.

- Quy định phỏng chừng.

About, Approximately, More or less, From…to…

Phương pháp quy định trọng lượng:

- Trọng lượng cả bì (gross weight).

- Trọng lượng tịnh (net weight) Trọng lượng tịnh = Trọng lượng cả bì – Trọng lượng bì.

- Trọng lượng lý thuyết. Trọng lượng thương mại 100 + WTC GTM = GTT x 100 + WTT

Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng: Xác định ở nơi đi. Xác định ở nơi đến.

Điều khoản giá cả (Price).

Đồng tiền tính giá:

Nước xuất khẩu.

Nước nhập khẩu.

Nước thứ ba.

Xác định mức giá: Đơn giá. Tổng giá. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

PRICE Unit price: USD 120/ MT CIF Cat Lai port, HCMC, Vietnam, Incoterms 2010.

Total amount: USD 18,000.00 ;Say: United State Dollars eighteen thousand only.

Phương pháp quy định giá:

Giá cố định (fixed price): Giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Giá quy định sau (rivesable price): Là giá cả không được quy định lúc ký kết hợp đồng mà xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Giá có thể xét lại (sliding scale price): Giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu lúc giao hàng giá thị trường có sự biến động nhất định.

Giảm giá: Nguyên nhân do mua số lượng lớn, thời vụ, hoàn lại hàng trước đó đã mua.

Cách tính toán: Giảm giá đơn, Giảm giá kép, Giảm giá luỹ tiến, Giảm giá tặng thưởng.

Điều khoản giao hàng (Shipment / delivery).

Thời gian giao hàng:

Giao hàng có định kỳ.

Vào một ngày cố định.

Ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng.

Một khoảng thời gian.

Một khoảng thời gian nhất định theo sự lựa chọn của người mua.

Giao hàng không định kỳ.

Giao hàng ngay (prompt, immediately, ASAP).

Thông báo giao hàng Quy định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung thông báo:

Trước khi giao hàng.

Sau khi giao hàng.

Một số quy định khác:

Partial shipment, total shipment

Transhipment

Stale document

Third party document.

Điều kiện thanh toán (Payment).

Đồng tiền thanh toán (currency of payment):

Đồng tiền của nước xuất khẩu.

Đồng tiền của nước nhập khẩu.

Đồng tiền của của nước thứ ba.

Thời hạn thanh toán (time of payment): 

Trả trước.

Trả ngay.

Trả sau.

Phương thức thanh toán (methods of payment): 

Chuyển tiền

Nhờ thu,

Tín dụng chứng từ

Bộ chứng từ thanh toán (payment documents):

Hối phiếu (Bill of Exchange).

Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Chứng thư bảo hiểm (Insurance Policy/Insurance Certificate).

Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng.

Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)

Bao bì (Packing).

Phương pháp cung cấp bao bì:

Bên bán cung cấp bao bì

Bên mua cung cấp bao bì

Giá cả bao bì:

Được tính như giá hàng

Được tính vào giá hàng

Bên mua trả riêng.

Yêu cầu chất lượng bao bì:

Quy định chung chung.

Quy định cụ thể: Vật liệu làm bao bì, Hình thức của bao bì, Kích thước của bao bì, Số lớp, cách thức cấu tạo, Đai nẹp bao bì…

Điều khoản bảo hành (Warranty).

Quyền và nghĩa vụ của các bên Bảo hành: là thời hạn người bán đảm bảo về chất lượng hàng hoá, được coi là thời hạn dành cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá:

Thời hạn bảo hành.

Kéo dài bao lâu.

Tính từ lúc nào.

Nội dung bảo hành.

Phạm vi bảo hành.

Trách nhiệm của người bán.

Các trường hợp không bảo hành.

Kiểm tra hàng hóa (Inspections).

Thời gian kiểm tra.

Địa điểm kiểm tra.

Đơn vị kiểm tra.

Điều khoản miễn trách nhiệm / bất khả kháng (Force majure).

Quy định các sự kiện tạo nên bất khả kháng: Quy định các tiêu chí để xác định một sự kiện có phải là trường hợp bất khả kháng. Liệt kê các sự kiện khi xảy ra được coi là bất khả kháng. Dẫn chiếu đến văn bản của ICC (xuất bản phẩm số 421).

Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng: Quy định trách nhiệm của bên gặp sự kiện bất khả kháng: thông báo cho các bên liên quan bằng văn bản, cung cấp chứng nhận sự kiện của cơ quan chức năng,…

Hệ quả của bất khả kháng:

Thời hạn hiệu lực hợp đồng được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng, cộng với thời gian khắc phục hậu quả.

Nếu bất khả kháng kéo dài quá lâu thì có thể hủy hợp đồng mà không phải bồi thường.

Điều khoản khiếu nại (Claim).

Thời hạn khiếu nại.

Bộ hồ sơ khiếu nại.

Cách thức giải quyết khiếu nại.

Điều khoản trọng tài (Arbitration).

Địa điểm trọng tài.

Trình tự tiến hành trọng tài.

Luật dùng để xét xử.

Chấp hành tài quyết.

Bảo hiểm (Insurance).

Người mua bảo hiểm.

Điều kiện bảo hiểm.

Loại chứng thư bảo hiểm.

Cuối cùng, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ nội dung và các điều khoản, nhằm tránh các sai xót không đáng có. Và đặc biệt là tránh những phiền phức sau này: chứng từ, bên đối tác khó/dễ,…

6. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Đặc điểm của Hợp đồng là các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Hàng hoá, đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, lãnh thổ. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên.

Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực: Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Hàng hoá theo hợp đồng là phải hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật của 2 bên. Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.

Hình thức của hợp đồng ngoại thương phải là văn bản có kèm chữ ký và đóng dấu. (Thông thường là giám đốc)

Người soạn thảo hợp đồng ngoại thương cần hết sức chú ý các thông tin dưới đây:

- Hợp đồng có số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo).

- Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ, v.v.)

- Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject )

- Mô tả hàng hóa (Description of the goods)

- Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng

- Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details)

- Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng)

- Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period)

- Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment)

- Các điều khoản giao hàng theo Incoterms. (Cần phải có)

- Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C)

- Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu).

- Bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…)

- Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng).

- Chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp. (Thông thường là giám đốc).

- Bản dịch của hợp đồng. (Nên làm song ngữ, có quy định rõ về xử dụng ngôn ngữ nào khi xảy ra tranh chấp).

7. Mẫu hợp đồng ngoại thương tham khảo

Mẫu hợp đồng ngoại thương

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng ngoại thương!

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM