Mẫu hợp đồng môi giới bất động sản mới nhất

Hợp đồng môi giới bất động sản là hợp đồng giữa các bên được môi giới và bên môi giới bất động sản. Bên môi giới sẽ giới thiệu bên thứ ba ký kết hợp đồng cho bên được môi giới hoặc cung cấp những điều kiện để cho bên được môi giới ký kết hợp đồng và được hưởng hoa hồng về việc môi giới này, bên môi giới trong hợp đồng môi giới phải là thương nhân. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng môi giới bất động sản như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng môi giới bất động sản mới nhất

1. Hợp đồng môi giới bất động sản là gì?

Môi giới bất động sản là công việc trung gian giữa người mua (cần thuê) và người bán (cho thuê), thường được trả công theo một tỷ lệ nào đó trên tổng giá trị giao dịch được gọi là hoa hồng. Môi giới BĐS khác nhân viên bán hàng ở chỗ, nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần là tìm kiếm người mua còn môi giới BĐS là tìm kiếm và kết nối người bán và người muốn mua bất động sản.

Hợp đồng môi giới bất động sản (nhà đất) là hợp đồng giữa các bên được môi giới và bên môi giới bất động sản. Theo đó, bên môi giới sẽ giới thiệu bên thứ ba ký kết hợp đồng cho bên được môi giới hoặc cung cấp những điều kiện để cho bên được môi giới ký kết hợp đồng và được hưởng hoa hồng về việc môi giới này, bên môi giới trong hợp đồng môi giới phải là thương nhân. 

Ngoài ra còn được hiểu đơn giản là một hợp đồng ký kết giữa bên được môi giới và bên môi giới. Chúng được hiểu đơn giản là một bản hợp đồng bằng văn bản có nói rõ những điều kiện từ hoa hồng, cách chi trả, điều kiện giao dịch giữa 2 bên.

2. Vì sao cần có hợp đồng môi giới bất động sản?

Có lẽ không ít người hiện nay đều cho rằng, hợp đồng về lĩnh vực bất động sản chỉ được lập khi có thực hiện giao dịch giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, với sự phát triển phức tạp của thị trường ngày nay, hợp đồng môi giới đất động sản ngày một được quan tâm và trở lên cần thiết. Một vài lý do cần thiết cho việc làm này có thể kể đến như:

Quy rõ trách nhiệm và quyền lợi giữa 2 bên

Hợp đồng sẽ là văn bản được quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên gồm bên được môi giới và bên môi giới. Mọi trách nhiệm từ thanh toán, tìm kiếm và bảo mật thông tin đều có quy định rõ ràng dựa trên sự thỏa thuận giữa 2 bên cũng như quy định từ pháp luật.

Bên cạnh trách nhiệm thì quyền lợi cũng là thông tin được công bố rõ ràng theo hợp đồng. Các quyền lợi từ kinh tế, bảo vệ thông tin, đền bù rủi ro đều được thể hiện rõ trong hợp đồng.

Căn cứ giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Hợp đồng sẽ là căn cư giải quyết mọi tranh chấp khi giữa 2 bên xảy ra bất hòa. Đây được xem là văn bản có tính quyết định và ảnh hưởng nhất trước pháp luật.

Thể hiện tính chuyên nghiệp

Hợp đồng môi giới đất động sản được đánh giá là sự thể hiện tính chuyên nghiệp nhất hiện nay. Mỗi một đơn vị Môi giới Bất động sản khi có hợp đồng thể hiện rõ tính đảm bảo dành cho khách hàng khi giao dịch.

3. Cách viết hợp đồng môi giới bất động sản?

Đầu tiên bạn phải xác định được chủ sở hữu bất động sản muốn làm gì với bất động sản của anh ta từ đó mới xác định được phạm vi môi giới. Kỳ thực có rất nhiều giao dịch mà đối tượng là bất động sản. Ví dụ: Mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. 

Sau đó các bên phải mô tả rõ ràng bất động sản cần giao dịch, việc thỏa thuận chi tiết để tránh những tranh chấp về sau và cũng là cơ sở để giúp bên môi giới tiến hành hoạt động môi giới. Lưu lý, cần nêu rõ giá (chuyển nhượng/cho thuê/cho thuê lại/cho thuê mua) mà bên được môi giới đề xuất. Từ đó, có căn cứ xác định bên môi giới có thực hiện đúng yêu cầu của Bên được môi giới hay không. 

Tiếp theo các bên phải thỏa thuận về yêu cầu và kết quả cần đạt được, theo đó xác định giới hạn trách nhiệm của bên môi giới được xem là hoàn thành khi nào? Trách nhiệm của bên môi giới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng - bên được môi giới để tham gia đàm phán, ký hợp đồng hay là bao gồm cả việc đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. 

Về thời hạn môi giới cũng cần phải quy định rõ ràng tránh trường hợp kéo dài không cần thiết. 

Tiếp đến cần quy định và phân định rõ ràng về thù lao và hoa hồng môi giới. Đây là hai khái niệm khác nhau. Thù lao môi giới là khoản tiền bên được môi giới phải thanh toán cho bên môi giới không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản mà bên được môi giới ký kết với đối tác của họ, đây thực chất là tiền công phải trả cho bên môi giới. Còn hoa hồng môi giới bất động sản được tính dựa trên kết quả môi giới theo phần trăm giá trị giao dịch giữa bên được môi giới và đối tác của họ, nói một cách nôm na là bên môi giới đàm phán với giá càng cao sẽ được hưởng hoa hồng càng lớn. 

Về quyền và nghĩa vụ các bên cần quy định chi tiết rõ ràng để các bên có cơ sở thực hiện. 

4. Nội dung chính của hợp đồng môi giới bất động sản

Thông tin của bên A và bên B

Thông tin cung cấp đầu tiên trong hợp đồng này chính là thông tin giữa 2 bên gồm bên được môi giới và bên môi giới. Thông tin thể hiện rõ Họ – tên, Ngày tháng năm sinh, Số CMND, địa chỉ cũng như số tài khoản.

Các thông tin cần được nêu rõ và chính xác nhất. Chúng sẽ là căn cứ cho việc xác minh chủ sở hữu và những người liên quan khi xảy ra tranh chấp.

Thông tin về bất động sản

Đối tượng môi giới gồm: tên loại hình Bất động sản như nhà ở, đất thổ cư, chung cư… Thông tin cần thể hiện gồm: diện tích, cấu trúc, mô tả tiện nghi, trích lục giấy tờ pháp lý và giá bán của Bất động sản môi giới.

Phí môi giới

Thông tin thứ 3 được đề cập trong hợp đồng này chính là phí môi giới. Phí được tính dựa theo phần trăm hoa hồng trên tổng tiền của hợp đồng hoặc được ghi rõ số tiền cụ thể. Phí được tính toán dựa vào sự thỏa thuận giữa 2 bên khi liên hệ dịch vụ.

Bên cạnh thông tin về phí môi giới sẽ đi kèm thông tin về thời hạn thanh toán cũng như phương thức. Đây hoàn toàn là những thỏa thuận do 2 bên trực tiếp bàn bạc trước khi đi đến ký kết hợp đồng.

Thời gian thực hiện việc môi giới

Thời gian thực hiện là một trong những thông tin vô cùng quan trọng. Chúng thể hiện rõ thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ

Thông tin tiếp theo được thể hiện rõ trong hợp đồng Môi giới Bất động sản chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây là những thông tin được quy định rõ và là căn cứ để xét vi phạm hợp đồng hay bất cứ tranh chấp nào đó khi xảy ra.

Ví dụ: bên môi giới sẽ có nghĩa vụ tìm kiếm khách hàng theo thời gian quy định, bán đúng mức giá đưa ra trong hợp đồng, báo cáo thường xuyên về tiến trình của giao dịch…

Bên được môi giới sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp đủ các  giấy tờ pháp lý, tạo điều kiện khi có khách xem. Bên được môi giới cũng không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào khi giao dịch chưa được thực hiện thành công…

Các thông tin khác

Ngoài những thông tin cơ bản và quan trọng kể trên, trong hợp đồng cũng thể hiện rõ một số thông tin khác như: vi phạm hợp đồng với các quy định về mức đền bù. Các thỏa thuận chung là điều thỏa thuận thêm cũng như sự điều chỉnh khi có sự bất hợp lý theo từng hoàn cảnh cụ thể.

5. Hợp đồng môi giới bất động sản có phải công chứng không?

Hoạt động môi giới bất động sản cùng với tư vấn bất động sản và quản lý bất động sản nằm trong số những dịch vụ bất động sản phải lập hợp đồng khi các bên tiến hành giao dịch, trao đổi với nhau. 

Tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014, những nội dung liên quan đến kinh doanh dịch vụ bất động sản được quy định tại chương IV – Kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Theo đó, hợp đồng môi giới bất động sản cũng như các hợp đồng dịch vụ bất động sản khác phải được lập thành văn bản. Việc công chứng văn bản này do các bên thoả thuận với nhau. Như vậy, hợp đồng môi giới bất động sản không nhất thiết phải có công chứng.

Tuy nhiên các bên kinh doanh dịch vụ bất động sản cần chú ý lập hợp đồng dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản như: Tên, địa chỉ của các bên;  Đối tượng và nội dung dịch vụ; Yêu cầu và kết quả, thời hạn thực hiện dịch vụ; Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ…

Nếu môi giới hoặc kinh doanh các hợp đồng dịch vụ bất động sản khác mà không lập hợp đồng hoặc hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản không đầy đủ các nội dung chính theo quy định, chủ thể có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 30 triệu đồng đến  40 triệu đồng (Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

6. Khi nào hợp đồng môi giới nhà đất có hiệu lực?

Thứ nhất là hình thức hợp đồng: Hợp đồng phải được lập thành văn bản có đủ nội dung theo Bộ luật dân sự.

Thứ hai bên môi giới phải đáp ứng điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản, cụ thể:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  • Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới, vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

Thứ ba là bất động sản được môi giới không thuộc đối tượng cấm hoặc hành vi môi giới không trái với đạo đức xã hội.

Thứ tư số tiền hoa hồng phải tuân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và điều 64 Luật kinh doanh bất động sản: Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao môi giới từ khách hành không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba. Mức thù lao môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới.

7. Những lưu ý trong hợp đồng môi giới bất động sản

Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trong một số trường hợp cụ thể thì:

  • Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

Hợp đồng môi giới phải có các nội dung chính sau đây:

  • Tên, địa chỉ của các bên: Cụ thể, thông tin tên, địa chi cơ bản của bên môi giới và bên được môi giới, thông tin về bất động sản...
  • Đối tượng và nội dung dịch vụ: Theo quy định tại Điều 63 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;
  • Yêu cầu và kết quả dịch vụ: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng;
  • Thời hạn thực hiện dịch vụ: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng;
  • Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 64, 65 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
  • Phương thức, thời hạn thanh toán: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
  • Giải quyết tranh chấp: Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án;

8. Mẫu hợp đồng môi giới bất động sản tham khảo

Mẫu hợp đồng môi giới bất động sản

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng môi giới bất động sản!

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM