Homocystein: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

Homocystein là một axit amin chứa gốc sulfur được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methionin là một trong các axit amin cơ bản mà cơ thể thu nhận được từ khẩu phẫn ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thông tin về xét nghiệm Homocystein, mời các bạn tham khảo!

Homocystein: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

1. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm homocystein

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh, không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

2. Giá trị homocystein bình thường

Nam: 1 - 2,12 mg/L hoỵ 7,4 -15,7 µmol/L.

Nữ: 0,53 - 2 mg/L hay 3,9 -14,8 µmoỉ/L.

3. Tăng nồng độ homocystein máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Yếu tố nguy cơ bị bệnh tỉm mạch.

Tình trạng đái homocystein (bẩm sinh).

Hút thuốc lá.

Các thiếu hụt vitamin (axit folic, vỉtamỉn B6, vitamin BI 2).

4. Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm homocystein

Nhận định chung

Homocystein là một axit amin chứa gốc sulfur được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methionin là một trong các axit amin cơ bản mà cơ thể thu nhận được từ khẩu phẫn ăn hàng ngày. Ở tế bào của người khỏe mạnh, homocystein nhanh chóng được chuyển đổi thành các sản phẩm khác.

Từ những năm 1990, người ta đã biết là nồng độ homocystein huyết tương cao sẽ kết hợp với gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, người ta không biết chính gia tăng nồng độ homocystein là nguyên nhân gây nên bệnh lý tim mạch hay đây chỉ là hậu quả của bệnh tim mạch.

Folat, vitamin B6 và vitamin B12 cần thiết cho chuyển hóa homcystein. Khi bị thiếu hụt các vitamin này, nồng độ homocystein tăng lên, tình trạng này đôi khi xảy ra trước khi phát hiện được có thiếu hụt vitamin. Bổ sung thêm axit folic và các vitamin B khác vào chế độ ăn có tác dụng hữu hiệu làm giảm nồng độ homocystein, song liệu tình trạng giảm homocystein này có thể giúp cải thiện tiên lượng lâm sàng đối với bệnh nhân hay không còn chưa được xác nhận.

Một nguyên nhân gây tăng nồng độ homocystein máu hiếm gặp mang tính bẩm sinh được gọi là tình trạng đái ra homosytein (homocystinuria). Trong rối loạn này, bệnh nhân có rối loạn chức năng enzym khiến cơ thể không thể thoái hóa methionin một cách bình thường. Methionin và homocystein tích lũy lại trong cơ thể, gây nồng độ homocystein trong máu và nước tiểu tăng rất cao. Các đối tượng có tình trạng đái homocystin sẽ có biến dạng xương, bất thường mắt, chậm phát triển tinh thần, thoái hóa mỡ gan và chết non. Các đối tượng này cũng có nguy cơ cao bị huyết khối tắc mạch, vữa xơ động mạch và dễ bị các bệnh tim mạch từ khi còn trẻ tuổi.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Nồng độ homocystein máu có thể tăng lên ở người có tuổi và người nghiện thuốc lá.

Các thuốc làm tăng nồng độ homocystein máu: Carbamazepin, cycloserin, isoniazid, methotrexat, penicill-amin, phenytoin, procarbazin.

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm homocystein máu

Hội Tim mạch Mỹ (AHA) hiện vẫn chưa công nhận tình trạng tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch.

Trong khi ghi nhận homocystein có thể thúc đẩy tình trạng gây vữa xơ động mạch do làm tổn thương lớp áo trong của động mạch và thúc đẩy hình thành các cục đông, song khuyến cáo của hội Tim mạch Mỹ nhận định là vẫn chưa xác định chắc chắn được mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng tăng homocystein máu với nguy cơ gây bệnh tim mạch. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có các nghiên cứu điều trị có nhóm chứng chứng minh việc bổ sung axit folic giúp làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch cũng như sử dụng các vitamin này có tác động tới sự xuất hiện hay tái phát của bệnh tỉm mạch.

Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo một chế độ ăn cân bằng và có lợi cho sức khỏe cần chứa một hàm lượng axit folic là 400 µg/ngày.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Homocystein: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM