Luận án TS: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
Luận án Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về CDCCKT, HNKTQT và mối quan hệ giữa chúng, tiến hành phân tích quá trình HNKTQT của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới quá trình CDCCKT, những mặt ưu điểm và hạn chế của chúng. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCKT phù hợp với quá trình hội nhập nhằm đưa nền kinh tế Campuchia phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ và nguyện vọng của nhân dân Campuchia.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập, ngoài những thuận lợi, chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn về kinh tế - chính trị - xã hội: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước gay gắt hơn; thất nghiệp gia tăng và khoảng cách giàu nghèo trầm trọng hơn... Như vậy HNKTQT, ngoài việc tạo ra những tiền đề thuận lợi còn tăng áp lực đối với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề HNKTQT và CDCCKT của Campuchia, quan hệ giữa chúng với nhau là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, NCS chọn chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia” làm đề tài luận án tiến sĩ.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu, tham khảo những công trình nghiên cứu đã có, khảo sát thực tiễn nền kinh tế Campuchia, luận án này sẽ góp phần tìm ra các giải pháp tổng thể cho việc định hướng và quản lý quá trình CDCCKT của Campuchia hợp lý, tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước trong điều kiện Campuchia từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.3 Mục đích nghiên cứu của Luận án
Luận án có mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hiểu rõ những vấn đề lý luận về CDCCKT, HNKTQT và mối quan hệ giữa chúng, tiến hành phân tích quá trình HNKTQT của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới quá trình CDCCKT, những mặt ưu điểm và hạn chế của chúng. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCKT phù hợp với quá trình hội nhập nhằm đưa nền kinh tế Campuchia phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ và nguyện vọng của nhân dân Campuchia.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án lấy quá trình HNKTQT với việc gia nhập AFTA và WTO, tác động đến quá trình CDCCKT của Campuchia làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của luận án đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thời kỳ từ năm 1995 đến nay, trong đó tập trung xem xét tác động của HNKTQT đến quá trình CDCCKT. CDCCKT là một vấn đề rộng, bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và các cơ cấu khác.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước Campuchia để xem xét các vấn đề nghiên cứu.
Đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, so sánh, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.
1.6 Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về HNKTQT và CDCCKT, luận giải mối quan hệ và tác động giữa hội nhập với quá trình CDCCKT. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, luận án rút ra bài học cho Campuchia trong quá trình CDCCKT.
Đánh giá thực trạng và những bất cập nảy sinh trong quá trình CDCCKT khi chuẩn bị và bắt đầu hội nhập AFTA và WTO của Campuchia.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc ñẩy nền kinh tế Campuchia chuyển dịch cơ cấu phù hợp với bối cảnh của tiến trình hội nhập.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở khoa học về hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Thực trạng của việc hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
Hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia
Những điều chỉnh luật pháp và chính sách của Campuchia trong quá trình gia nhập AFTA và WTO
Những tác động của quá trình hội nhập đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đánh giá chung những mặt tích cực, hạn chế của quá trình hội nhập với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia
Phương hướng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2007 - 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Một số giải pháp ñẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
3. Kết luận
Luận án đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Làm rõ những vấn đề lý luận về CDCCKT, HNKTQT và mối quan hệ của chúng, phân tích các yếu tố tác động tới CDCCKT, tác động qua lại giữa HNKTQT với CDCCKT. Làm rõ nội dung và hình thức, tác động của HNKTQT, đặc biệt là chức năng và vai trò của AFTA và WTO, phân tích tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến quá trình CDCCKT và kinh nghiệm của một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm. Phân tích những điều chỉnh và đổi mới chính sách quan trọng của Nhà nước Campuchia trong quá trình HNKTQT, phân tích tác động của quá trình hội nhập đến tăng trưởng kinh tế và CDCCKT, thể hiện ở chỗ khai thác các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước, tạo nên môi trường kinh tế mới năng động hơn, khai thác các nguồn vốn đầu tư, phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thúc đẩy tăng trưởng và từng bước CDCCKT.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Trương Văn Bân (1996), Bàn về cải cách toàn diện Doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính tri Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng - (2002), Giáo trình KinhTế học QuốcTế - NXB Thống Kê.
Bộ Thương mại nước CHXHCN Việt Nam (2000-2004), Báo cáo hàng năm về hoạt động XNK.
Chương trình nghiên cứu khoa học 01-X13 (2005) - Những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, bản Tóm tắt.
Mai Ngọc Cường (1996) - Lịch sử các Học Thuyết kinh Tế - NXB Thống Kê, Hà Nội.
4.2 Tiếng Anh
Cambodia Economic Watch 2004, 2005, 2006 (2006), Economic Institute of Cambodia, Phnom Penh.
Cambodia Economic Report 2004, 2005 (2005), Ministry of Commerce Cambodia, Phnom Penh.
Economic Review (2003), Vol: 01, 02, 04, 05, Economic Institute of Cambodia, Phnom Penh.
Global Competitiveness Report (1998), World Economic Forum, Geneva, Swizerland.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Thương mại trên ---