Hội chứng Marie Antoinette - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng Marie Antoinette là hiện tượng mà tóc của một người đột nhiên chuyển sang màu trắng (mất sắc tố). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Hội chứng Marie Antoinette là gì?
Hội chứng Marie Antoinette là hiện tượng mà tóc của một người đột nhiên chuyển sang màu trắng (mất sắc tố). Tên của tình trạng này xuất phát từ câu chuyện dân gian về nữ hoàng Pháp Marie Antoinette, người có mái tóc được cho là đột ngột trở nên bạc trắng trước khi bị hành hình năm 1793.
Tóc bạc tự nhiên theo tuổi tác. Khi chúng ta có tuổi, tóc bắt đầu mất dần sắc tố melanin có trách nhiệm quyết định màu tóc. Tuy nhiên, hội chứng này không liên quan đến tuổi tác mà liên quan đến một dạng rụng tóc từng mảng – loại rụng tóc đột ngột. (Cần lưu ý rằng, dù câu chuyện có thật hay không, Marie Antoinette chết lúc cô chỉ có 38 tuổi).
Mức độ phổ biến của hội chứng Marie Antoinette
Hội chứng Marie Antoinette không phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Marie Antoinette là gì?
Các triệu chứng chính của hội chứng Marie Antoinette là tóc mất sắc tố.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Mái tóc hoa râm không nhất thiết phải là một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể gặp bác sĩ nếu có thêm các triệu chứng khác như rụng tóc, mảng hói và phát ban ngứa.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Marie Antoinette?
Các trường hợp được gọi là hội chứng Marie Antoinette thường được cho là do một rối loạn tự miễn. Tình trạng này gây ra do cơ thể thay đổi cách phản ứng với các tế bào khỏe mạnh của bản thân và tấn công chúng một cách tình cờ. Trong trường hợp các triệu chứng giống như hội chứng Marie Antoinette, cơ thể sẽ ngưng việc sản xuất sắc tố hóa tóc bình thường. Kết quả mái tóc sẽ có màu xám hoặc màu trắng, mặc dù tóc vẫn mọc bình thường.
Các nguyên nhân khác gây bạc tóc sớm có thể bị nhầm lẫn với hội chứng này, chẳng hạn như:
- Rụng tóc từng mảng. Đây là một trong những nguyên nhân đáng chú ý nhất gây ra chứng hói đầu. Các triệu chứng của rụng tóc từng mảng được cho là do tình trạng viêm tiềm ẩn. Điều này làm cho các nang tóc ngừng mọc tóc mới, trong khi đó, tóc hiện có bị rụng dần. Nếu bạn đã có các sợi tóc màu xám hoặc trắng và các mảng hói có thể làm cho việc mất sắc tố trở nên dễ thấy hơn. Điều này cũng có thể tạo ấn tượng là bạn bị mất sắc tố mới, trong khi trên thực tế nó chỉ xuất hiện rõ hơn. Nếu được điều trị, tóc mới mọc có thể che phủ tóc màu xám, nhưng quá trình tóc chuyển sang màu xám có thể không dừng lại.
- Gen. Nếu có tiền sử gia đình bị bạc tóc sớm, bạn có thể có nguy cơ cao.
- Thay đổi nội tiết tố. Tình trạng này bao gồm các bệnh tuyến giáp, mãn kinh và giảm nồng độ testosterone. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp cải thiện mức hormone và làm chậm quá trình bạc tóc sớm.
- Tóc tự nhiên tối màu hơn. Cả hai người có màu tóc tự nhiên tối hay sáng đều có khuynh hướng bị bạc tóc. Tuy nhiên, với người có mái tóc đen, bất kỳ loại tóc trắng nào xuất hiện cũng dễ dàng nhận thấy hơn. Trường hợp này là không thể đảo ngược, nhưng có thể được quản lý bằng các loại thuốc nhuộm tóc cũng như bộ dụng cụ nhuộm. Theo tổ chức Nemours, cần hơn một thập kỷ cho tất cả các tóc chuyển sang màu xám, vì vậy đây không phải là một sự kiện bất ngờ.
- Thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân quan trọng. Bạn có thể đảo ngược quá trình bạc tóc do thiếu dinh dưỡng bằng cách bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định sự thiếu hụt đó. Hãy làm việc với bác sĩ hay đăng ký lịch hẹn với chuyên gia dinh dưỡng.
- Bệnh bạch biến. Bệnh tự miễn dịch này gây tổn hại sắc tố da, nơi xuất hiện những đốm trắng đáng chú ý. Hiệu ứng này có thể mở rộng đến sắc tố của tóc, làm cho mái tóc chuyển qua màu xám. Bệnh bạch biến khó điều trị, đặc biệt là ở trẻ em. Một trong số các lựa chọn điều trị là corticosteroid, phẫu thuật và liệu pháp ánh sáng. Một khi việc điều trị ngưng quá trình mất sắc tố, bạn có thể nhận thấy ít dần tóc màu xám hơn.
4. Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Marie Antoinette?
Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Marie Antoinette?
Đến nay vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả giúp thay đổi hoặc đảo ngược màu tóc. Nhuộm tóc là lựa chọn duy nhất để bớt cảm giác xấu hổ liên quan đến tóc bị bạc đột ngột.
5. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Marie Antoinette?
Nếu bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn về giải pháp tốt nhất cho bạn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Hội chứng Marie Antoinette, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu. Chúc các bạn sức khỏe!