Hội chứng Abercrombie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Abercrombie là một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mô trong cơ thể, đặc biệt là lá lách, thận và gan. Vậy bệnh lý này có triệu chứng và nguyên nhân là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Abercrombie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Abercrombie là gì?

Hội chứng Abercrombie là một tình trạng xảy ra khi có sự thâm nhiễm của protein amyloid giữa các tế bào và sợi mô cùng các cơ quan. Amyloid là protein có chứa tinh bột và cellulose. Loại protein này không thể bị phân hủy hoặc phá vỡ. Khi amyloid xâm nhập vào các cơ quan, nó thường sẽ lắng đọng trong tế bào mô liên kết và các mao mạch.

Tình trạng này xảy ra khi amyloid thấm qua các sợi hoặc tế bào của mô và gây thoái hóa. Hội chứng Abercrombie thường xảy ra ở lá lách, thận và gan, mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ mô nào. Khi mô tiếp tục bị thoái hóa, nó sẽ mất một phần hoặc toàn bộ hoạt động bình thường. Mặc dù các triệu chứng của bệnh Abercrombie thường không rõ, nhưng bệnh sẽ được chẩn đoán khi có một lượng đáng kể mô đã bị thoái hóa.

2. Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Abercrombie là gì?

Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi hội chứng Abercrombie thường sẽ:

  • Bị phình to
  • Trơn láng
  • Cứng.

Mô sẽ có dạng mờ trắng hoặc vàng, tương tự như lớp vỏ thịt hun khói. Trong mô, lớp vỏ cũng sẽ không có máu. Khi các mạch máu hoặc lớp vỏ cơ động mạch bị ảnh hưởng, mô sẽ dày lên và trong suốt. Các cơ quan thường bị ảnh hưởng bao gồm lá lách, thận, tụy và gan. Tuy nhiên, hầu như bất kỳ cơ quan hoặc mô đều có thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng Abercrombie.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Abercrombie khác nhau tùy theo mô hoặc cơ quan bị ảnh hưởng. Những người bị hội chứng Abercrombie ở thận sẽ nhận thấy việc nước tiểu được sản xuất ra nhiều hơn, nôn mửa, tiêu chảy, hôi miệng và phù nề. Những người bị thoái hóa ở các cơ quan khác sẽ nhận thấy các triệu chứng tương tự hoặc thậm chí các triệu chứng cụ thể hơn đối với các chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Abercrombie?

Hội chứng này không phải là bệnh riêng lẻ, thường xảy ra do bệnh lao mạn tính, bệnh giang mai, các bệnh về xương liên quan đến kéo dài tình trạng ứ đọng, bệnh mạn tính…

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra hội chứng Abercrombie, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin (ung thư hạch ác tính), một loại ung thư rất hiếm gặp hoặc ung thư ác tính sarcoma. Bệnh cũng thường liên quan đến tình trạng viêm mạn tính ở thận, nhưng bác sĩ vẫn không chắc đây có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này hay không.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải hội chứng Abercrombie?

Hội chứng Abercrombie là một rối loạn hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Abercrombie?

Ung thư miệng là một nguy cơ quan trọng làm bạn mắc hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cho rằng thiếu chất dinh dưỡng là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu xem tình trạng thoái hóa amyloid là một nhóm nhỏ của việc thâm nhiễm hyalin.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán hội chứng Abercrombie?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc phải hội chứng Abercrombie, họ sẽ thực hiện một bài kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tình trạng này. Sau đó, họ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm.

Xét nghiệm màu sắc nhất định xác định sự hiện diện của chất amyloid. Phản ứng iốt rất hữu ích cho việc khảo sát vĩ mô tại thời điểm chẩn đoán.

Đối với các mục đích vi mô, các dung dịch nước tím hoặc tím gentian do Cornil là phù hợp nhất. Những thuốc nhuộm này tạo ra màu hồng với chất amyloid, trong khi các mô bình thường sẽ bị nhuộm xanh.

Bản thân protein này là một chất đặc biệt nên chúng thường nổi bật đáng kể khi được soi dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Abercrombie?

Người ta tin rằng phương pháp điều trị phải được hướng đến việc cải thiện lưu lượng máu và để loại bỏ nhanh chóng tất cả các vật liệu nhiễm khuẩn. Bệnh thiếu máu một phần phải được điều trị bằng việc bổ sung sắt và các chất phục hồi trực tiếp khác giúp oxy được vận chuyển vào máu. Bạn nên ăn nhiều rau có chứa nhiều chất sắt.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Abercrombie?

Bạn nên có chế độ ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên để ức chế tình trạng thoái hóa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về hội chứng Abercrombie hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM