Luận văn ThS: Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị HCSN của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong

Luận văn ThS Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị HCSN của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác kế toán trong điều kiện TABMIS, việc quản lý ngân sách và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị Hành chính sự nghiệp qua Kho bạc Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi nguồn NSNN hiệu quả, minh bạch

Luận văn ThS: Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị HCSN của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Việc quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả NSNN là trách nhiệm của Chính phủ, các tổ chức, và các đơn vị sử dụng ngân sách. Luật NSNN quy định mọi khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN được Đảng và Chính phủ quan tâm, là cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế bền vững, hội nhập cùng các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn thế giới

1.2 Tình hình nghiên cứu

Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” là đề tài mang tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu của công cuộc
cải cách hành chính và định hướng phát triển ngành Kho bạc. Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách đổi mới và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ và các chính sách chế độ của Nhà nước, để đáp ứng với sự phát triển toàn diện của đất nước. Đã có những nghiên cứu, bài báo viết về Kho bạc Nhà nước với nhiều góc độ khác nhau

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách Nhà nước qua Kho bạc trong điều kiện TABMIB; kế toán Kho bạc Nhà nước.

Đánh giá thực trạng công tác kế toán kiểm soát chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong điều kiện áp dụng TABMIB;

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc trong điều kiện TABMIB tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến NSNN và công tác kế toán của KBNN Cao Phong phục vụ cho kiểm soát thu, chi đối với các đơn vị Hành chính sự nghiệp trên địa bàn trong điều kiện sử dụng TABMIS

Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện TABMIS phục vụ công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc

Phạm vi về thời gian: Sử dụng số liệu chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2013 – 2015, kết quả việc thực hiện triển khai TAMIS trong giai đoạn 2010 - 2015 và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kiểm soát chi NSNN trên địa bàn những năm tiếp theo

2. Nội dung

2.1 Các vấn đề cơ bản về công tác kế toán

Ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho Bạc

Hệ thống kế toán Kho bạc Nhà nước phục vụ công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc

2.2 Thực trạng công tác kế toán

Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Cao Phong - Hòa Bình

Tổng quan về chương trình TABMIS

Kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Cao Phong

Thực trạng công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Cao Phong

2.3 Một số phương pháp

Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Cao Phong

Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát chiNSNN tại Kho bạc Cao Phong

Kết luận

Kiến nghị

3. Kết luận

Nguồn nhân lực của hệ thống KBNN hiện nay còn nhiều mặt hạn chế, thiếu hụt về kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân sách, thiếu tự tin trong giao tiếp dẫn đến thiếu khả năng trình bày, thuyết phục, thiếu khả năng sáng tạo thụ động trong suy nghĩ. Bởi vậy nâng cao quản lý chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của bất cứ tổ chức kinh tế - xã hội nào nhất là đối với hệ thống KBNN điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang triển khai hệ thống TABMIS cải cách tài chính công và hội nhập khu vực kinh tế quốc tế. KBNN nên có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc tại hệ thống KBNN và nên có cơ chế khuyến khích công chức có học hàm, học vị cao vào tham gia nghiên cứu khoa học

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 - 2020, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2003). Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2011). Thông tư 164/2011/TT-BTC về quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Kế toán trên--

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM