Bệnh hoại tử Fournier - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hoại tử Fournier liên quan đến nhiễm trùng ở bìu (bao gồm tinh hoàn), dương vật hay tầng sinh môn. Bệnh này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên hai đối tượng này vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh hoại tử Fournier - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hoại tử Fournier là gì?

Khi nhiều người nghe đến thuật ngữ “hoại tử”, họ có thể nghĩ đến ngón chân hoặc ngón tay bị ảnh hưởng bởi hạ thân nhiệt, có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của người đó giảm xuống và giữ ở nhiệt độ dưới 95°C. Tuy nhiên, với hoại tử Fournier, bộ phận sinh dục của bạn và khu vực xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Hạ thân nhiệt không gây ra loại hoại tử này.

Hoại tử xảy ra khi các mô của cơ thể chết hoặc đang hấp hối do thiếu máu nuôi dưỡng hoặc do nhiễm khuẩn.

Hoại tử Fournier liên quan đến nhiễm trùng ở bìu (bao gồm tinh hoàn), dương vật hay tầng sinh môn. Đáy chậu là khu vực giữa bìu và hậu môn ở nam giới hoặc khu vực giữa hậu môn và âm hộ ở nữ giới. Các mô chết hoặc đang hấp hối ở những người bị loại hoại tử này thường được tìm thấy ở bộ phận sinh dục và có thể kéo dài đến đùi, bụng và ngực.

Hội chứng này được đặt tên theo Jean Alfred Fournier, một bác sĩ hoa liễu người Pháp là người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm 1883.

Mức độ phổ biến của hoại tử Fournier?

Hoại tử Fournier hiếm gặp. Bệnh này phổ biến hơn ở nam giới, phụ nữ và trẻ em cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 50 và 60. Nam giới mắc bệnh này gấp 10 lần nữ giới. Hoại tử Fournier rất hiếm gặp ở trẻ em. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử Fournier?

Các triệu chứng phổ biến của hoại tử Fournier là:

Sốt Đau và sưng ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn Mùi khó chịu phát ra từ các tế bào da bị ảnh hưởng Khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng tạo ra âm thanh lốp bốp Mất nước Thiếu máu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hoại tử Fournier?

Hoại tử Fournier thường xảy ra do nhiễm trùng bên trong hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguồn lây nhiễm có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu;
  • Nhiễm trùng bàng quang;
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ con;
  • Áp xe (mô sưng tấy có chứa mủ).

Ở trẻ em, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Côn trùng cắn;
  • Bỏng;
  • Cắt bao quy đầu.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hoại tử Fournier?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hoại tử Fournier như:

  • Tiểu đường;
  • Lạm dụng rượu;
  • Chấn thương bộ phận sinh dục Steroid;
  • Hóa trị ;
  • HIV;
  • Béo phì ;
  • Xơ gan (bệnh gan).

Các bác sĩ có thể tìm thấy nguyên nhân gây hoại tử Fournier trong khoảng 90% các trường hợp.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hoại tử Fournier?

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hoại tử Fournier?

Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Phương pháp điều trị bao gồm:

Kháng sinh truyền (thông qua tĩnh mạch của bạn). Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào chết và đang chết đồng thời để chẩn đoán xác định.

Bạn cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát. Một số người cần làm hậu môn nhân tạo (để đưa phân ra ngoài) và ống thông (dẫn lưu nước tiểu), tùy thuộc vào khu vực nào bị ảnh hưởng. Một số người cũng cần liệu pháp oxy cao áp, đây là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết ở áp lực cao.

Bạn cũng có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bạn có một chấn thương.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hoại tử Fournier?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier:

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh vết thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, sưng hoặc chảy mủ. Nếu bạn bị béo phì hoặc thậm chí thừa cân, hãy cố gắng giảm cân. Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Hút thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, rửa vết thương hở bằng xà phòng và nước sạch đồng thời giữ vùng này khô và sạch cho đến khi lành.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hoại tử Fournier, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM