Hoa tím khiêm - Chữa dịch hạch, viêm kết mạc

Hoa tím khiêm là cây thảo, có thân rễ bò dưới đất,  mọc ở chỗ trũng, vùng tỉnh Lâm Đồng, có vị hơi đắng, tính lạnh, được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, ghẻ lở, viêm kết mạc, người ốm lao lực nhiều. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Hoa tím khiêm - Chữa dịch hạch, viêm kết mạc

Hoa tím khiêm, Rau cẩn - Viola verecunda A. Gray, thuộc họ Hoa tím - Violaceae.

1. Mô tả

Cây thảo, không lông, có thân rễ bò dưới đất. Thân đứng mang hình thận hay hình tim, mép có răng, cuống dài gần bằng phiến; lá kèm nhọn dài. Cuống cụm hoa dài lá, có tiền diệp nhỏ; hoa to 4 - 8mm, trắng hay lam nhạt 10 - 12mm. Quả nang nhọn; mảnh 3.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Violae Verecundae

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở chỗ trũng, vùng tỉnh Lâm Đồng.

4. Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, tính lạnh; có tác dụng nung bạt độc, tiêu ứ tiêu thũng.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, cắn, ghẻ lở, viêm kết mạc. Cũng dùng cho người ốm lao lực nhiều.

Trên đây là một số thông tin về cây Hoa tím khiêm mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM