Luận văn ThS: Hỗ trợ người nghèo nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường

Luận văn Hỗ trợ người nghèo nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn nghệ An tiếp cận thị trường, những tác động, hạn chế trong quá trình đó và đề xuất giải pháp hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường hiệu quả hơn.

Luận văn ThS: Hỗ trợ người nghèo nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Nghệ An hiện nay, hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với người nghèo nông thôn trong tiếp cận thị trường đạt được mức độ nào? Những hạn chế gì cần khắc phục? và trong thời gian tới cần phải làm gì để sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với người nghèo tiếp cận thị trường hiệu quả nhất, nhằm giúp họ nhanh chóng thoát nghèo một cách bền vững? Đó là các câu hỏi đặt ra cho các cấp, các ngành, các giới tại tỉnh Nghệ An, và cả người Nghệ An sinh sống trên khắp mọi miền đất nước phải giải đáp. Chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ là: “Hỗtrợngườ i nghèo nông thôn Nghê ̣An tiếp câṇ thi ṭ rường” cũng là nhằm mục đích đó.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn nghệ An tiếp cận thị trường, những tác động, hạn chế trong quá trình đó và đề xuất giải pháp hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn tiếp cận thị trường.

Phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động hỗ trợ người nghèo tiếp cận thị trường và tác động của nó đến công tác xóa đói, giảm nghèo vùng nông thôn Nghệ An trong những năm qua.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn tiếp cận thị trường, bao gồm một số hoạt động hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường và phát triển thị trường nông thôn.

Phạm vi nghiên cứu: địa bàn nông thôn Nghệ An, giai đoạn từ 2006 đến 2013 và định hướng đến năm 2020. 

1.4 Đóng góp mới của đề tài

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn tại tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của hoạt động này trong thời gian 2006- 2013;

Chỉ rõ sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo nông thôn tiếp cận thị trường để xóa đói giảm nghèo;

Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn cho tỉnh Nghê ̣An đến năm 2020.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hỗ trợ người nghèo nông thôn tiếp cận thị trường

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Những vấn đề lý luận cơ bản về hỗ trợ người nghèo tiếp cận thị trường

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Phương pháp thống kê - so sánh

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.3 Thực trạng hỗ trợ người nghèo nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường giai đoạn 2006 - 2013 

Đôi nét về tỉnh Nghệ An

Các hoạt động hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận thị trường ở Nghệ An giai đoạn 2006-2013

Tác động của hoạt động hỗ trợ người nghèo tiếp  cận thị trường đến xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Nghệ An

Đánh giá chung

2.4 Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ người nghèo nông thôn Nghệ An tiếp cận thị trường 

Quan điểm về xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ ngƣời nghèo nông thôn tiếp cận thị trường

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn tiếp cận thị trường

Một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

3. Kết luận

Trong thời gian tới, khi mà Việt Nam đã đạt được mức thu nhập bình quân bằng mức thu nhập trung bình (thấp) của thế giới, dân số Việt Nam đang trong thời kỳ “Cửa sổ dân số vàng”, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, chuẩn nghèo của Viêṭ Nam đang ở nước thấp so với thế giới , thì những thách thức cho quá trình XĐGN càng lớn, điều này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực, tâm huyết hơn nữa của đội ngũ những ngƣời đang tham gia vào thực hiện các chương trình XĐGN, mà còn là sự nỗ lực, chủ động của chính những người nghèo trong việc tiếp cận các cơ hội để thoát nghèo. Tại Nghệ An, hoạt động hỗ trợ người nghèo tiếp cận thị trường đã góp phần đáng kể vào thành tựu chung của công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ nghèo đói tại các vùng nông thôn đã giảm từ 23,96% năm 2006 xuống còn 18,79% năm 2011. Điều đó là nhờ tỉnh đã có những chính sách và biện pháp tích cực trong hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là hỗ trợ họ tiếp cận thị trường.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020 (kèm Công văn số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009); 

Chương trình giảng dạy Kinh tế FulBright (2008), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông thôn, môn Chuyển đổi cơ cấu nông thôn; 

Chương trình tiếp cận thị trường cho người nghèo Sơn La Việt Nam (2006), Hội nhập thị trường của nông dân nghèo vùng cao- Khảo sát thực tế ở 12 xã nghèo vùng cao Sơn La; Sơn La 2/2006;

Cục Thống kê Nghệ An (2014), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2014 tỉnh Nghệ An, Nghệ An 10/2014

4.2 Website

http://www.nghean.vn/wps/portal

http://sonnptnt.nghean.vn/

http://sldtbxhnghean.gov.vn/VN/

http://www.tuphap.nghean.gov.vn

http://giamngheo.mpi.gov.vn

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM