Quy định về hình thức đối với luận văn thạc sĩ

Trong bài viết này, eLib sẽ gửi đến các bạn về những quy định khi trình bày luận văn thạc sĩ như: Cấu trúc của luận văn, các loại danh mục và cấu trúc của phần “Mở đầu”...Nhanh chóng tham khảo, đừng bỏ lỡ thông tin bổ ích này nhé!

Quy định về hình thức đối với luận văn thạc sĩ

1. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn được thể hiện qua mẫu trang Mục lục dưới đây (các phần cấu thành nên cuốn toàn văn phải được sắp xếp theo đúng trình tự):

2. Lời cam đoan

Mẫu lời cam đoan có thể viết như sau:

3. Các loại danh mục 

Dòng tên của mỗi danh mục (ví dụ “Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt”) được đặt ở đầu và giữa trang đầu tiên của danh mục. Cách trình bày các danh mục như sau:

3.1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề. Không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức,… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viế t tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn. Ví dụ về cách trình bày danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt:\

CÁC KÝ HIỆU:

f Tần số của dòng điện và điện áp (Hz)

p Mật độ điện tích khối (C/m3 )

............

CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

CSTD Công suất tác dụng

MF Máy phát điện sđđ

Sức điện động

............

3.2 Danh mục các bảng

3.3 Danh mục các hình vẽ, đồ thị

4. Cấu trúc của phần “Mở đầu”

Phần “Mở đầu” phải bao gồm các nội dung cơ bản sau (được thể hiện dưới dạng đề mục):

Lý do chọn đề tài (hay Tính cấp thiết của đề tài);

Mục đích nghiên cứu;

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;

Phương pháp nghiên cứu;

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;

Cấu trúc của luận văn (số chương, tên chương, tóm tắt nội dung của từng chương). 

5. Soạn thảo văn bản

Sử dụng chữ (font) thuộc mã UNICODE, kiểu chữ chân phương, dễ đọc. Đối với phần nội dung (văn bản), dùng cỡ 13 hoặc 14 của loại chữ Times New Roman hoặc tương đương. Cỡ chữ của tên chương và tên đề mục có thể chọn lớn hơn, cỡ chữ của tên chương phải lớn hơn cỡ chữ của tên đề mục. Từ “Mở đầu”, tên các chương, các cụm từ “Kết luận và kiến nghị” và “Danh mục tài liệu tham khảo” phải được đặt ở đầu trang, ngay giữa trang và có kiểu chữ, cỡ chữ giống nhau.

Kiểu trình bày (kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách thụt vào đầu dòng,...) đối với các đề mục cùng cấp (xem mục 5 ở ngay dưới) phải giống nhau trong toàn bộ luận văn. Quy định này cũng được áp dụng cho tên các hình vẽ hay tên các bảng biểu.

Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. Dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines.

Quy định về bề rộng lề của trang soạn thảo: l ề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm.

Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang. Trang 1 là trang đầu tiên của phần “Mở đầu”.

Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy (landscape) thì chiều đọc là chiều từ gáy luận văn đọc ra.

6. Đề mục

Các đề mục trong luận văn được đánh số thứ tự thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số thứ tự của chương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ đề mục 1 nhóm đề mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm đề mục phải có ít nhất hai đề mục, ví dụ không thể chỉ có đề mục 2.1.1 mà không có đề mục 2.1.2 tiếp theo.

Đề mục và nội dung của nó phải đi liền với nhau, tr ánh trường hợp đề mục nằm cuối trang này nhưng nội dung ở đầu trang sau.

Có hai loại đề mục: các đề mục cùng cấp (là các đề mục có cùng số chữ số trong số thứ tự của chúng, ví dụ 1.1.2, 1.1.3 và 2.1.3) và các các đề mục không cùng cấp (ví dụ 1.1 và 1.1.1). Kiểu trình bày đối với các đề mục không cùng cấp phải khác nhau, ví dụ:

7. Bảng biểu, hình vẽ, công thức

Hình vẽ ở đây bao gồm những hình vẽ thông thường, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ.

Việc đánh số thứ tự của bảng biểu, hình vẽ, công thức phải gắn với số thứ tự của chương, ví dụ: Bảng 2.3 (bảng thứ 3 trong Chương 2), Hình 3.4, Công thức (1.10). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.

Số thứ tự và tên của bảng biểu được ghi ngay phía trên bảng và ở giữa bảng. Số thứ tự và tên của hình vẽ được ghi ngay phía dưới hình và ở giữa hình. Số thứ tự của công thức được ghi ở bên phải của công thức và khoảng cách đến mép phải của trang văn bản phải như nhau trong toàn bộ luận văn.

Cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong soạn thảo luận văn. Phải sử dụng cùng kiểu chữ và loại chữ cho số thứ tự và tên của tất cả các bảng biểu trong toàn bộ luận văn. Quy định này cũng được áp dụng cho hình vẽ và công thức

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn trình bày luận văn thạc sĩ một cách chỉnh chu nhất.

Ngày:19/01/2021 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM