Bệnh Herpangina - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Herpangina là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên và biếu hiện qua mụn đỏ nhỏ trong họng, gây sốt, đau đầu và nhiều triệu chứng phức tạp khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Herpangina là bệnh gì?
Bệnh Herpangina do một loại virus gây ra và khá phổ biến ở trẻ em. Khi bị bệnh, bạn có thể thấy một số vết loét nhỏ, dạng mụn rộp trên vòm miệng và ở mặt sau cổ họng. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể gây ra một cơn sốt đột ngột, đau họng, đau đầu và đau cổ.
Bệnh Herpangina khá giống với bệnh tay chân miệng nhưng do một loại nhiễm trùng khác gây ra và bệnh tay chân miệng thường ảnh hưởng đến trẻ em. Nguyên nhân gây ra cả hai bệnh này là enterovirus, nhóm virus thường ảnh hưởng đến đường tiêu hóa nhưng có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể là các protein đóng vai trò trong việc nhận ra và phá hủy một số chất có hại như virus và vi khuẩn nhưng do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triền đầy đủ nên có ít kháng thể thích hợp để kháng bệnh. Do đó, trẻ em thường dễ bị nhiễm enterovirus hơn người lớn.
Các nhóm virus gây ra bệnh Herpangina rất dễ lây lan. May mắn thay, các triệu chứng có thể điều trị và thường hết trong thời hạn 7 đến 10 ngày.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Herpangina là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Herpangina có thể khác nhau ở từng người. Bệnh có thể có một số biểu hiện như:
Sốt đột ngột; Đau họng; Nhức đầu; Đau cổ; Sưng hạch bạch huyết; Khó nuốt; Chán ăn; Chảy nước miếng (ở trẻ sơ sinh); Nôn mửa (ở trẻ sơ sinh); Các vết loét nhỏ ở mặt sau của miệng và cổ họng bắt đầu xuất hiện khoảng hai ngày sau khi nhiễm bệnh. Chúng có xu hướng chuyển sáng màu xám trắng và thường có viền màu đỏ. Các vết loét thường lành trong vòng bảy ngày.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Herpangina?
Bệnh Herpangina thường do virus coxsackie nhóm A gây ra. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, coxsackieviruses nhóm B, enterovirus 71 và echovirus cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các virus này rất dễ lây lan từ người này sang người khác, đặc biệt là trong các trường học và các nhà trẻ. Những người bị nhiễm bệnh Herpangina lây nhiễm nhiều nhất trong tuần bệnh đầu tiên.
Bạn có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với phân bị ô nhiễm hoặc những giọt nước do người bệnh hắt hơi hoặc ho ra. Virus có thể sống trên các bề mặt và đối tượng chẳng hạn như bàn và đồ chơi trong vài ngày.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh Herpangina?
Bệnh Herpangina có thể ảnh hưởng mọi người nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ em đến trường, nhà trẻ hoặc đi cắm trại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, trẻ dễ nhiễm bệnh vào mùa hè và mùa mưa hơn các mùa khác.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Herpangina?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác; Phạm vi hoạt động: trẻ em đi học, ở các cơ sở chăm sóc trẻ hoặc đi cắm trại có tỷ lệ mắc bệnh cao; Khí hậu: bệnh thường dễ lây lan hơn vào mùa hè và mùa thu.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Herpangina?
Vì các vết loét do bệnh Herpangina khá đặc trưng nên bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách khám bệnh. Bác sĩ cũng sẽ xem xét các triệu chứng cũng như bệnh sử và không thường cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Herpangina?
Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như độ tuổi của bạn, triệu chứng và sự dung nạp đối với một số loại thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Vì Herpangina là một bệnh nhiễm virus nên kháng sinh không phải là một hình thức điều trị hiệu quả. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng:
Ibuprofen hoặc acetaminophen: các loại thuốc này có thể giảm bớt khó chịu và giảm sốt. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên không nên sử dụng aspirin để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng do virus vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye, một bệnh đe dọa tính mạng do gây sưng đột ngột và viêm ở gan, não; Thuốc tê tại chỗ: một số thuốc gây tê như lidocain có thể giảm đau họng và đau miệng; Tăng lượng dịch: bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là sữa lạnh và nước để phục hồi nhanh hơn. Kem cũng có thể giúp làm dịu cổ họng bị đau. Bạn cũng nên tránh các đồ uống họ cam quýt và đồ uống nóng vì chúng có thể làm cho các triệu chứng diễn tiến nặng hơn.
Nếu được điều trị, các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng bảy ngày không gây ảnh hưởng lâu dài nào.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Herpangina?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh Herpangina. Bạn nên luôn luôn rửa tay kỹ lưỡng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Khi chăm sóc cho một đứa trẻ bị bệnh Herpangina, bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với tã bẩn hoặc chất nhầy; Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho để ngăn chặn sự lây lan của virus. Bạn nên dạy con làm tương tự như vậy; Làm sạch các bề mặt, đồ chơi và vật thể khác với một chất khử trùng để diệt virus;
Bạn cũng nên cho con bạn nghỉ một vài ngày để tránh lây nhiễm cho người khác.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Herpangina, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Lao phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Balantiditium - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lây truyền từ động vật sang người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm Sporotrichosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quai bị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Rickettsia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh truyền nhiễm
- doc Bệnh biên trùng do Anaplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Brucella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh và cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chích ngừa cúm - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh Chlamydia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cúm A H1N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm gia cầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H7N9 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dại - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dịch hạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Ebola - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai bẩm sinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giời leo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ cam mềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốc nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đếm tế bào CD4+ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đậu mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phổi do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm số lượng virus HIV - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ở cổ họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh whipple - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Enterovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng West Nile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rubella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt siêu vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sùi mào gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt bẹn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị