Bệnh hẹp niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đao bị hẹp lai do viêm hoặc bât kỳ một vần đề nào khác. Niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu từ trong cơ thể ra ngoài. Ở người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu yếu hoặc dòng chảy đôi thường xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Bệnh hẹp niệu đạo là gì?
Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đao bị hẹp lai do viêm hoặc bât kỳ một vần đề nào khác. Niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu từ trong cơ thể ra ngoài. Ở người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu yếu hoặc dòng chảy đôi thường xảy ra. Hẹp niệu đạo nặng có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng nước tiểu.
Những ai thường mắc hẹp niệu đạo?
Bệnh hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ở nam giới. Đối với nữ giới, đây là bệnh hiếm gặp. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng hẹp niệu đạo là gì?
Các triệu chứng hẹp niệu đạo có thể dao động từ khó chịu nhẹ và đến bí tiểu, bao gồm những triệu chứng sau đây:
Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu; Đau khi đi tiểu (tiểu khó); Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI); Bí tiểu; Bàng quang không hoàn toàn rỗng; Dòng chảy yếu; Tiểu nhỏ giọt; Phun nước tiểu hoặc dòng đôi; Máu trong nước tiểu (tiểu máu); Máu trong tinh dịch; Tiểu không tự chủ; Đau vùng chậu; Giảm lực xuất tinh.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn phải đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đang gặp phải triệu chứng của niệu đạo hẹp. Đặc biệt là khi bệnh gây ra chảy máu. Hẹp niệu đạo có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng khác.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo là gì?
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hẹp niệu đạo:
Chấn thương từ tai nạn thương tích hoặc bị tổn thương ở niệu đạo hoặc bàng quang (ví dụ, rơi vào khung của một chiếc xe đạp giữa hai chân, hoặc một tai nạn xe hơi); Chấn thương vùng chậu; Đã từng thực hiện thủ thuật liên quan tới niệu đạo (ống thông niệu, phẫu thuật, nội soi bàng quang); Phẫu thuật tuyến tiền liệt trước; Mở rộng tuyến tiền liệt; Ung thư đường tiết niệu (hiếm); Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (bệnh lây truyền qua đường tình dục hay STDs, viêm niệu đạo, lậu); Nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay viêm (viêm tuyến tiền liệt); Dị tật bẩm sinh của niệu đạo (hiếm).
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hẹp niệu đạo?
Nam giới thuộc mộ số trường hợp đặc biệt có nguy cơ cao phát triển niệu đạo hẹp. Chúng bao gồm nam giới đã từng:
Đã từng một hay nhiều lần mắc các bệnh về đường tình dục; Đã từng sử dụng một ống thông tiểu (một ống soi mềm nhỏ được đưa vào cơ thể để thoát nước tiểu từ bàng quang); Bị viêm niệu đạo (sưng và kích thích ở niệu đạo); Có một tuyến tiền liệt mở rộng.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp niệu đạo?
Để điều trị hẹp niệu đạo, bác sĩ tiết niệu cần mở rộng (giãn nở) niệu đạo bằng cách gây mê và sau đó chèn dụng cụ làm cưỡng chế. Thỉnh thoảng, mô sẹo hình thành sau khi được điều trị làm cho hẹp niệu đạo tái phát. Nếu bệnh tài phát, các mô sẹo có thể phải phẫu thuật cắt bỏ và niệu đạo có thể cần phải được tái tạo lại.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hẹp niệu đạo?
Bác sĩ tiết niệu sẽ chẩn đoán độ hẹp bằng cách chụp X-quang hoặc bằng cách nhìn trực tiếp vào niệu đạo qua một ống soi linh hoạt (ỗng soi bọng đái) sau khi thực hiện bôi trơn.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hẹp niệu đạo?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:
Đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hẹp niệu đạo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Alkapton niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh võng mạc tiểu đường - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao đường tiết niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niệu đạo không do lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niệu đạo do lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone chống bài niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ tiểu đóng thấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Màu sắc nước tiểu bất thường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng đường tiết niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiền đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy đa tạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thải ghép - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị