Hài nhi cúc - Thanh nhiệt giải độc

Hài nhi cúc phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở miền Bắc, càng vào phía Nam càng hiếm dần. Thu hái toàn cây quanh năm. Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Hài nhi cúc - Thanh nhiệt giải độc

Hài nhi cúc - Kalimeris indica (L.) Bip (Boltonia indica (L) Benth.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.

1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 30 - 70cm, phân nhánh ở phần trên, khá mảnh, có rãnh, có lông ngắn. Lá mọc so le, rất đa dạng, hình xoan ngược - thuôn, nguyên, nhất là các lá ở phía trên, hoặc có răng to, thon hẹp dài ở gốc, không cuống, nhọn và có mũi, dài 1,5 - 6cm, rộng 5 - 25mm, hơi có lông ráp trên cả hai mặt. Cụm hoa đầu màu lam lam, ở ngọn thân và các nhánh, xếp thành chuỳ dạng ngù, tạo thành trong tổng thể một ngù rộng dạng chuỳ và có lá; lá bắc 3 - 4 dây, các lá trong to hơn. Quả bế dẹp, hình xoan ngược, viền vàng, có lông mi ngắn ở trên, dài 1,7mm, rộng 1mm và hơn, có mào lông rất ngắn.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Kalimeridis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở miền Bắc, càng vào phía Nam càng hiếm dần. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

4. Tính vị, tác dụng

Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: 1. Viêm amygdal, viêm xoang miệng do nấm mốc, viêm họng; 2. Bụng trướng đau cấp tính; 3. Ghẻ lở, sái bầm tím, đau do làm lụng quá sức; 4. Chó dại cắn ở thời kỳ đầu; 5. Chảy máu mũi, chảy máu chân răng; 6. Viêm gan cấp tính; 7. Sản hậu đau bụng; 8. Đau răng; 9. Lâm ba cổ kết hạch; 10. Viêm tuyến vú cấp tính, viêm tai ngoài; 11. Trẻ em kinh phong sốt cao; 12. Trẻ em ăn uống không tiêu; 14. Ho, miệng khát; 15. Thổ huyết; 16. Viêm tinh hoàn cấp tính.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM