Hắc xà - Giải độc
Hắc xà mọc hoang trên đất đá rừng núi. Thu hái rễ quanh năm . Lá Hắc xà thuộc dân gian, dùng giải độc, trị sốt, kinh giật, còn dùng phối hợp với Huỳnh xà, Bạch xà trị rắn cắn. Để biết được công dụng trong y học của cây Hắc xà mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Hắc xà, Vẩy lợp hung - Davallia orientalis C. Chr. thuộc họ Vẩy lợp - Davalliaceae.
1. Mô tả
Cây có thân rễ dày (6 - 8mm) bò, phủ nhiều vẩy xếp lợp, màu hung, hình tam giác - ngọn giáo rộng. Lá có cuống dài 15 - 40cm, màu nâu đỏ có rãnh; phiến lá kép lông chim 3 - 4 lần; lá chét bậc 2 có cuống rất dài. Các ổ túi bào tử nằm ở mặt dưới lá, nhưng nổi lên ở mặt trên, áo cách xa mép lá một khoảng ngắn. Bào tử hình trứng hay hình thận, không màu.
2. Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Davalliae Divaricatae
3. Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang trên đất đá rừng núi. Thu hái rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá cây thuộc dân gian, dùng giải độc, trị sốt, kinh giật; còn dùng phối hợp với Huỳnh xà, Bạch xà trị rắn cắn.
Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.