Bệnh giun tròn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Việc ăn uống một cách khoa học và lành mạnh đóng vai trò khá quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn ăn uống không hợp vệ sinh dẫn đến cơ thể sẽ mắc phải nhiều căn bệnh về đường ruột, một trong số đó là bệnh giun tròn. Cùng eLib tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống loại bệnh này nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Angiostrongylus cantonensis, ký sinh trùng tròn (giun tròn), là nguyên nhân gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Giun tròn thông thường nằm trong các động mạch phổi của chuột, có tên gọi là “giun phổi chuột.” Ốc sên là các ký chủ trung gian chính, nơi ấu trùng phát triển cho đến khi chúng được lây nhiễm. Con người là ký chủ ngẫu nhiên và có thể bị nhiễm thông qua ăn các ấu trùng trong ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, các ký chủ lây nhiễm khác, nước và rau bị ô nhiễm. Ấu trùng sau đó được vận chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm màng não tăng eosiniphil, một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh vĩnh viễn.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giun tròn là gì?
Nếu một cá nhân bị tình trạng này, họ có thể đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và yếu ớt, các triệu chứng này dần dần bớt và tiến tới sốt, sau đó đến các triệu chứng thần kinh trung ương và đau đầu nghiêm trọng, cứng cổ.
Nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng
Các triệu chứng thần kinh trung ương bắt đầu với dấu hiệu nhẹ và phản ứng chậm, trong một tình huống rất nghiêm trọng, triệu chứng thường tiến triển đến bất tỉnh. Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau thần kinh sớm khi bị nhiễm trùng. Cuối cùng, nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ tăng dần dẫn đến suy yếu, liệt tứ chi, mất phản xạ, suy hô hấp, teo cơ và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.
Bệnh nhân có biểu hiện liệt dây thần kinh sọ não, thường ở dây thần kinh số 7 và 8, hiếm khi bị ấu trùng xâm nhập cấu trúc mắt.
Ngay cả được điều trị, tổn thương thần kinh trung ương có thể là vĩnh viễn và dẫn đến nhiều hậu quả xấu tùy thuộc vào vị trí của nhiễm trùng và bệnh nhân có thể trải qua cơn đau mạn tính, kết quả của nhiễm trùng.
Xâm nhập mắt
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của xâm nhập mắt bao gồm suy giảm thị lực, đau, viêm giác mạc và phù võng mạc.
Giun thường được phát hiện trong tiền phòng và thủy tinh thể, đôi khi có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
Các ký sinh trùng hiếm khi được tìm thấy bên ngoài vùng dịch tễ, trong những tình huống như vậy, bệnh nhân thường có tiền sử đi du lịch tới một khu vực có bệnh lưu hành.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh giun tròn?
Angiostrongylus cantonensis, các giun ở phổi chuột, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này.
Dạng trưởng thành của Angiostrongylus cantonensis nằm trong động mạch phổi của động vật gặm nhấm, nơi nó sinh sản. Sau khi trứng nở trong các động mạch, ấu trùng di chuyển lên hầu và sau đó các động vật gặm nhấm nuốt một lần nữa và truyền qua phân. Những ấu trùng giai đoạn đầu tiên sau đó thâm nhập vào hoặc nuốt phải bởi ốc, nơi chúng biến thành ấu trùng giai đoạn thứ hai và sau đó phát triển thành ấu trùng giai đoạn thứ ba. Con người và chuột bị lây nhiễm bệnh khi ăn phải ốc bị nhiễm hoặc ký chủ vận chuyển bao gồm tôm, cua, ếch hoặc rau sống có chứa vật liệu từ các ký chủ trung gian và ký chủ vận chuyển. Sau khi đi qua đường tiêu hóa, giun sẽ vào hệ tuần hoàn.
Ở chuột, ấu trùng di chuyển đến màng não và phát triển trong khoảng một tháng trước khi đến các động mạch phổi, nơi mà chúng trưởng thành.
Con người là ký chủ ngẫu nhiên, ấu trùng không thể sinh sản trong con người và do con người không liên quan đến vòng đời của Angiostrongylus cantonensis. Ở người, ấu trùng lưu hành di chuyển đến màng não nhưng không di chuyển vào phổi. Đôi khi, ấu trùng sẽ phát triển thành dạng trưởng thành trong não nhưng chúng nhanh chóng chết, kích hoạt phản ứng viêm gây ra các triệu chứng của nhiễm trùng.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh giun tròn?
Sự lây nhiễm bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi sự toàn cầu hóa cho phép giun lây lan sang nhiều địa điểm hơn và nhiều du khách bị nhiễm ký sinh trùng hơn. Các ký sinh trùng có thể lây truyền dễ dàng thông qua chuột đi lên tàu, và thông qua ốc sên bên ngoài vùng dịch tễ. Mặc dù, bệnh chủ yếu được tìm thấy trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nơi nhiễm trùng không có triệu chứng có thể cao tới 88%, nhưng đã có trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo ở vùng Caribê, chiếm 25% dân số. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun tròn?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Angiostrongylus cantonensis bao gồm:
-
Ăn ốc sên bị nhiễm giun còn sống hoặc nấu chưa chín;
-
Những miếng ốc sên vô tình bị cắt nhỏ trong rau quả, nước rau ép hoặc xà lách hay thực phẩm bị ô nhiễm bởi các chất nhờn của ốc sên bị nhiễm giun.
-
Việc ăn các ký chủ vận chuyển còn sống hoặc nấu chưa chín (tôm nước ngọt, cua đất, ếch, v.v.) có thể dẫn đến nhiễm trùng ở người, mặc dù điều này không chắc chắn.
-
Ngoài ra, nhiễm bẩn tay trong quá trình chuẩn bị ốc sên bị nhiễm giun chưa nấu chín có thể dẫn đến tiêu hóa ký sinh trùng.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giun tròn?
Việc chẩn đoán tình trạng này là phức tạp do những khó khăn trong việc tìm thấy các ấu trùng Angiostrongylus và thường sẽ được thực hiện thông qua dấu hiệu của viêm màng não tăng eosiniphil và tiền sử tiếp xúc với ốc sên. Đôi khi giun được tìm thấy trong dịch não tủy hoặc phẫu thuật cắt bỏ từ mắt có thể xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm thông thường khác có thể giúp phát hiện Angiostrongylus cantonensis như chọc dò tủy sống hoặc hình ảnh não bộ, v.v.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giun tròn?
Không có cách điều trị đặc hiệu cho nhiễm A. cantonensis. Một vài phương pháp điều trị hỗ trợ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau đầu và thời gian của các triệu chứng. Người có những triệu chứng trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giun tròn?
Phòng chống các bệnh nhiễm trùng Angiostrongylus cantonensis bao gồm việc khuyến cáo những người cư trú trong hoặc đi du lịch đến những nơi mà các ký sinh trùng được tìm thấy là không ăn ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, tôm nước ngọt, cua đất, ếch và thằn lằn hay các loại rau hoặc nước ép rau quả có khả năng đã bị ô nhiễm. Loại bỏ ốc, sên và chuột được tìm thấy gần nhà và sân vườn cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ. Bạn nên rửa tay và đồ dùng kỹ sau khi chế biến ốc sên sống. Rau cần phải được rửa sạch kỹ nếu ăn sống.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
ELib hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được một lối sống healthy và phòng tránh được các loại bệnh nhất có thể nhé.