Bệnh giời leo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Zona hay giời leo là một bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Bệnh biểu hiện bằng những sang thương bóng nước trên da tập trung dạng đường song song với đường đi của dây thần kinh. Khi phát bệnh, bệnh nhân có thể sốt nhẹ, đau rát và vô cùng nhức nhối tại vết thương. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Bệnh giời leo là gì?
Giời leo (hay còn được gọi bệnh zona) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh của bạn. Bệnh giời leo tai gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi bị bệnh, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt.
Hội chứng Ramsay Hunt là một tên gọi khác của bệnh giời leo vùng tai. Bạn cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như yếu cơ mặt vĩnh viễn và điếc.
Những ai thường mắc bệnh giời leo?
Bệnh giời leo hiếm gặp ở trẻ em và thường thấy ở người cao tuổi, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giời leo tai là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giời leo tai là các bóng nước nhỏ xuất hiện trong và xung quanh tai, trên màng nhĩ, lưỡi và vòm họng.
Các triệu chứng khác là đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Tình trạng này có thể khiến bạn khó cười, nhíu mày và nhắm một bên mắt. Kết quả là bạn bị chảy nước mũi, thức ăn bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và khô mắt. Đôi khi, sự giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Bị phát ban bóng nước xung quanh tai ;
- Giảm thính lực ;
- Liệt một bên mặt;
- Đau mặt kèm nhức đầu.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh giời leo là gì?
Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu (varicella-zoster). Khi bạn đã hồi phục sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, gây nên bệnh zona, đặc trưng bởi phát ban bóng nước gây đau. Nếu tình trạng nhiễm virus lan đến vùng quanh tai, nó có thể gây bệnh zona tai.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ zona tai, bao gồm:
- Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi;
- Người bị suy giảm miễn dịch ;
- Người từng bị thủy đậu.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Bệnh giời leo có lây không?
Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh giời leo.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giời leo?
Cách trị giời leo là dùng thuốc kháng virus (chẳng hạn như acyclovir, famciclovir và valacyclovir). Những thuốc trị giời leo này có thể giúp da lành nhanh hơn và giảm đau do zona. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho những tình trạng phát ban rộ lên cấp tính và những trường hợp đau kéo dài sau khi đã hết phát ban, gọi là đau thần kinh hậu herpes.
Đau thần kinh hậu herpes là một biến chứng gây khó chịu gặp ở một số bệnh nhân bị zona và zona tai. Sau khi phát ban đã biến mất, cơn đau vẫn có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc hơn. Thuốc gabapentin hoặc pregabalin có thể có ích cho những trường hợp này. Ở một số ca, dùng prednisone ở giai đoạn sớm của zona có thể ngăn ngừa đau thần kinh hậu herpes.
Các thuốc kháng viêm chẳng hạn như ibuprofen và naproxen cũng có thể giúp giảm đau. Thỉnh thoảng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau gây nghiện ngắn ngày với những trường hợp đau nặng không đáp ứng với các loại thuốc khác.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giời leo?
Bác sĩ có thể chẩn đoán zona tai dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ bóc lớp trên cùng của bóng nước ra và cạo lấy lớp đáy. Mảnh cạo này (gọi là phết Tzanck) sẽ được gửi đi xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể thực hiện cấy virus. Cấy virus là hình thức phân lập virus bằng cách nuôi nó trên một đĩa cấy đặc biệt.
Trường hợp hiếm, bác sĩ có thể phải cần đến chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các bệnh lý khác.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giời leo?
Bệnh giời leo có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện theo những thói quen sinh hoạt sau đây:
- Giữ sạch vùng da bị phát ban;
- Dùng băng ẩm, mát đè lên vùng phát ban để giảm đau ;
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kháng viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin B…) ;
- Dùng thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm suốt cả ngày nếu mắt bạn bắt đầu bị khô;
- Vào buổi tối, bôi thuốc mỡ vào mắt và dán mi mắt cho đóng lại hoặc mang miếng che mắt;
- Chích ngừa thủy đậu cho trẻ.
Giời leo hay zona là một bệnh rất khó chịu, những đau đớn sau khi lành bệnh còn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm và buộc người bệnh phải uống thuốc giảm đau thường xuyên. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh này có thuốc tiêm ngừa. Trẻ em được tiêm ngừa vắc xin varicella-zoster có thể phòng được hai bệnh là thủy đậu và giời leo. Nếu chẳng may đã bị thủy đậu, bạn có thể phòng ngừa zona bằng cách giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh để chống lại sự bùng phát của virus. Nếu chẳng may bệnh xảy ra, bạn hãy cố gắng đến bác sĩ để được uống thuốc kháng virus sớm giúp hạn chế di chứng và tổn thương sau này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giời leo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Lao phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Balantiditium - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lây truyền từ động vật sang người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm Sporotrichosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quai bị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Rickettsia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh truyền nhiễm
- doc Bệnh biên trùng do Anaplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Brucella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh và cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chích ngừa cúm - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh Chlamydia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cúm A H1N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm gia cầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H7N9 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dại - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dịch hạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Ebola - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai bẩm sinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hạ cam mềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpangina - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốc nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đếm tế bào CD4+ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đậu mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phổi do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm số lượng virus HIV - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ở cổ họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh whipple - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Enterovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng West Nile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rubella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt siêu vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sùi mào gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt bẹn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị