Giang nú - Trị lỵ

Giang núi mọc nhiều ở vùng núi từ Thừa Thiên-Huế qua các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Kiên Giang (Đảo Phú Quốc).  Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Giang nú - Trị lỵ

Giang núi - Ternstroemia japonica Thunb., thuộc họ Chè - Theaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ có kích thước trung bình. Lá thuôn - ngọn giáo, nhọn nhiều hay ít ở hai đầu, dày, dai, dài 5 - 10cm, rộng 25 - 35mm, có gân hơi rõ; cuống lá dài 2cm. Hoa vàng nhạt, đơn độc ở nách hay ở ngọn, có cuống dài 10mm. Quả hình trứng hay gần hình cầu, mang phần thừa lại của vòi nhuỵ, có 2 ô; mỗi ô chứa 1 - 2 hạt lồi ở mặt ngoài, dẹp ở phía bụng, dài 8mm.

Hoa tháng 6, quả tháng 8.

2. Bộ phận dùng

Vỏ và rễ - Cortex et Radix Ternstroemiae japonicae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam.

Ở nước ta, cây mọc nhiều ở vùng núi từ Thừa Thiên-Huế qua các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Kiên Giang (Đảo Phú Quốc).

4. Tính vị, tác dụng

Lá có vị se, có tác dụng thu liễm.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ. Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng.

Trên đây là một số thông tin về cây Giang núi  mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM