Bệnh giãn dây chằng cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chúng ta thường đưa tay ra chống đỡ khi trượt té. Nhưng khi bàn tay chạm đất, lực sẽ làm bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay. Điều này có thể kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương tay. Cùng eLib tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh giãn dây chằng cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về giãn dây chằng cổ tay

Giãn dây chằng cổ tay là gì?

Giãn dây chằng cổ tay là chấn thương phổ biến, thường gặp ở các vận động viên. Chúng ta thường đưa tay ra chống đỡ khi trượt té. Nhưng khi bàn tay chạm đất, lực sẽ làm bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay. Điều này có thể kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương tay. Kết quả là bạn có thể bị rách nhẹ dây chằng hoặc thậm chí tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng.

2. Triệu chứng giãn dây chằng cổ tay

Những dấu hiệu và triệu chứng giãn dây chằng cổ tay là gì?

Các dấu hiệu giãn dây chằng cổ tay gồm:

  • Đau;
  • Sưng;
  • Đau và ấm quanh vết thương;
  • Cảm thấy cổ tay như bị xé rách;
  • Bầm tím.

Có 3 cấp độ giãn dây chằng:

  • Cấp I: đau kèm theo tổn thương nhẹ dây chằng.
  • Cấp II: đau, tổn thương dây chằng nặng hơn, cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay mất chức năng.
  • Cấp III: đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp lỏng lẻo nghiêm trọng và mất chức năng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây giãn dây chằng cổ tay

Nguyên nhân nào gây giãn dây chằng cổ tay?

Nguyên nhân chính gây giãn dây chằng cổ tay là do té ngã. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này, như:

  • Bị đánh vào cổ tay;
  • Tạo áp lực lên lên cổ tay hoặc xoắn cổ tay.

Giãn dây chằng cổ tay thường gặp ở:

  • Cầu thủ bóng rổ ;
  • Cầu thủ bóng chày ;
  • Người tập thể hình ;
  • Thợ lặn ;
  • Người trượt ván.

4. Chẩn đoán và điều trị giãn dây chằng cổ tay

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán giãn dây chằng cổ tay?

Để chẩn đoán giãn dây chằng, bác sĩ sẽ cho bạn khám sức khỏe tổng thể. Bạn cũng có thể cần làm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

  • Tia X ;
  • MRI (hình ảnh cộng hưởng từ);
  • Chụp X-quang khớp: một loại X-quang đặc biệt được thực hiện sau khi bác sĩ tiêm thuốc nhuộm vào cổ tay;
  • Nội soi khớp: đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, trong đó bác sĩ sẽ đưa một máy ảnh nhỏ vào cổ tay thông qua các vết rạch nhỏ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị giãn dây chằng cổ tay?

Thật may mắn, các chấn thương giãn dây chằng từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian. Để tăng tốc độ chữa lành, bạn có thể:

Nghỉ ngơi cổ tay ít nhất 48 giờ. Băng cổ tay để giảm đau và sưng. Bạn có thể băng từ 20–30 phút mỗi 3–4 giờ trong 2–3 ngày hoặc cho đến khi cơn đau biến mất. Thường xuyên nâng cổ tay cao hơn tim, có thể để tay lên gối. Dùng thuốc giảm đau kháng viêm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như Advil, Aleve hoặc Motrin, sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, như tăng nguy cơ chảy máu và loét. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng các thuốc này khi bác sĩ chỉ định. Sử dụng nẹp để cố định cổ tay. Bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này trước khi đến gặp bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có nên tiếp tục dùng nẹp hay không. Sử dụng một nẹp quá lâu có thể dẫn đến cơ cứng và yếu hơn trong một số trường hợp. Tập các bài căng cơ nếu bác sĩ đề nghị. Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa vật lý để được hướng dẫn chương trình cụ thể cho tình trạng của mình.

Đối với giãn dây chằng cấp độ III, trong đó dây chằng bị đứt hoàn toàn, bạn có thể cần làm phẫu thuật để sửa chữa.

Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cổ tay. Những vết thương này có thể mất từ 2–10 tuần để phục hồi. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một tốc độ phục hồi bệnh khác nhau.

Bạn đừng nóng vội để vận động nặng cho đến khi:

Bạn không cảm thấy đau ở cổ tay khi để yên. Bạn có thể làm việc, nắm bắt và di chuyển các đồ vật mà không bị đau. Cổ tay bị thương, cũng như bàn tay và cánh tay ở bên bị thương hồi phục lại sức mạnh.

Nếu bạn cố gắng dùng lực cổ tay trước khi nó phục hồi, bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

5. Phòng ngừa giãn dây chằng cổ tay

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa giãn dây chằng cổ tay?

Giãn dây chằng cổ tay rất khó phòng ngừa, vì chúng thường do tai nạn gây ra. Ngay cả các vận động viên được đào tạo tốt nhất cũng có thể bị chấn thương. Tốt nhất, bạn hãy đảm bảo an toàn khi tham gia bất cứ hoạt động nào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giãn dây chằng cổ tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM