Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ eLib sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nâng cao kiến thức của các em học sinh. 

Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

1. Giải bài 1 trang 46 Tập bản đồ Địa lí 8

Dựa vào lược đồ trên và kiến thức đã học, hãy:

Lược đồ Địa hình và khoáng sản miền Bắc và Đông Bắc Bộ

- Xác định vị trí, giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp:

+ Phía Tây và phía Nam giáp:

+ Phía Đông giáp:

- Cho biết địa hình chủ yếu của miền là loại địa hình nào:

- Nhận định chung về hướng nghiêng (dốc) của địa hình:

- Nêu tên các dãy núi từ Tây sang Đông và hướng của các dãy núi đó:

- Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ”, em hãy nêu tên các khoáng sản chính của miền và sự phân bố của chúng.

- Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ tên đồng bằng lớn của miền. Đông bằng này do phù sa của những hệ thống sông nào bồi đắp nên.

Phương pháp giải

Cần có kĩ năng khai thác lược đồ để xác định:

- Vị trí, giới hạn 

- Loại địa hình chủ yếu: đồi núi thấp

- Các dãy núi từ Tây sang Đông: dãy Con Voi, dãy Tam Đảo,...

- Phân khoáng sản chính: than, sắt, thiếc,...

- Đồng bằng lớn của miền

Hướng dẫn giải

- Xác định vị trí, giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: 

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp: Trung Quốc.

+ Phía Tây và phía Nam giáp: miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

+ Phía Đông giáp: Biển Đông.

- Địa hình chủ yếu của miền là loại địa hình: đồi núi thấp.

- Nhận định chung về hướng nghiêng (dốc) của địa hình: địa hình cao ở Bắc và Đông Bắc thấp dần về phía Nam và phía Đông.

- Các dãy núi từ Tây sang Đông và hướng của các dãy núi:

+ Hướng tây bắc – đông nam: dãy Con Voi, dãy Tam Đảo.

+ Hướng vòng cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các khoáng sản chính của miền và sự phân bố của chúng: Than (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), thiếc (Cao Bằng, Vĩnh Phúc), magan (Cao Bằng), sét, cao lanh (Nam Định).

- Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Lược đồ Địa hình và khoáng sản miền Bắc và Đông Bắc Bộ

2. Giải bài 2 trang 47 Tập bản đồ Địa lí 8

Dựa vào vị trí, địa hình và hướng gió, hãy giải thích vì sao:

- Tính chất nhiệt đới của miền này giảm sút khá mạnh?

- Ở miền này, mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn các miền khác?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về đặc điểm tự nhiên để giải thích:

- Tính chất nhiệt đới của miền này giảm sút khá mạnh: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ưu thế hơn về độ cao địa hình

- Mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn: cửa ngõ đón gió mùa đông bắc, địa hình có các cánh cung mở về phía đông bắc

Hướng dẫn giải

- Tính chất nhiệt đới giảm sút khá mạnh vì:

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nên có một mùa đông lạnh.

+ Sự ưu thế hơn về độ cao địa hình, có một số ngọn núi cao 2000m ở biên giới Việt – Trung.

- Ở miền này, mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn các miền khác:

+ Đây là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc nên mùa đông đến sớm hơn các nơi khác.

+ Địa hình của miền có các cánh cung mở về phía đông bắc, tạo điều kiện cho sự xâm nhập sâu của gió mùa đông bắc vào mùa đông.

Ngày:17/11/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM