Luận văn: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu

Luận văn Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ Logistics, tìm hiểu thực trạng kinh doanh Logistics của các doanh nghiệp kinh doanh Logistics Việt Nam trong hệ thống Logistics toàn cầu từ trong những năm qua và từ đó đề xuất một số giải pháp đưa các doanh nghiệp Logistics Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống Logistics toàn cầu.

Luận văn: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ Logistics tại Việt Nam đang dần phát triển và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp kinh doanh Logistics sẽ có cơ hội phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khó khăn, thách thức, bởi hiện nay quy mô phần lớn các doanh nghiệp Logistics còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực cũng hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường,… đồng thời theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phép các công ty nước ngoài thành lập công ty có 49-51% vốn góp và sau 3 năm sẽ có thể góp 100% vốn được phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, hiện tại các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn, vừa phải cạnh tranh giành lấy thị phần trong nước đồng thời cố gắng mở rộng hoạt động trên phạm vi thế giới.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của bài khóa luận tốt nghiệp này là nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ Logistics, tìm hiểu thực trạng kinh doanh Logistics của các doanh nghiệp kinh doanh Logistics Việt Nam trong hệ thống Logistics toàn cầu từ trong những năm qua và từ đó đề xuất một số giải pháp đưa các doanh nghiệp Logistics Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống Logistics toàn cầu.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh cũng như phương pháp logic, gắn liền lý luận với thực tiễn để đi sâu nghiên cứu hoạt động của ngành Logistics, tổng hợp các tài liệu…

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về Logistics toàn cầu.

Khái quát chung về Logistics

Hệ thống Logistics toàn cầu

2.2 Thực trạng sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu.

Tổng quan thị trường Logistics Việt Nam

Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống logistics toàn cầu

Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khi tham gia vào hệ thống Logistics toàn cầu

2.3 Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu.

Giải pháp vĩ mô

Giải pháp vi mô

3. Kết luận

Với những khó khăn và thách thức như trên đề ra nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp là phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Muốn làm được điều đó ngoài những nỗ lực từ phía doanh nghiệp như đầu tư và phát riển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua đào tạo và đào tạo lại tại các trường, các trung tâm đào tạo dịch vụ logistics… cung ứng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp logistics khác ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường hoạt động marketing… mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, sân bay, đường xá… xây dưng và ban hành một khung pháp lý hoàn thiện hơn, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics chuyên nghiệp, tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về dịch vụ logistics, vai trò và tác dụng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Như Tiến (2004), Logistics và khả năng áp dụng, phát triển Logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam, NXB Giao thông vận tải.

Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics, NXB Thống kê.

Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương và Tổng công ty hàng hải Việt Nam (2008), Sổ tay kinh doanh Logistics, NXB Tài chính.

Anh Thư (2008), Việt Nam trên bệ phóng, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 1.

Nguyễn Văn Chương (2007), Phát triển dịch vụ Logistics khi Việt Nam tham nhập WTO. 

4.2 Tiếng Anh

A. Nesathurai (2003), Key players in the Logistics chain.

Coyle, Bardi, Langley (2003), The management of business Logistics – A supply chain perspective 7th edition.

Doughlas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998), Fundamentals of logistics management, Mc Graw Hill.

Mashou (1999), Logistics and supply chain management, World Martime University.

Michael Hugos (2003), Essentials of supply chain management, John Wiley & Sons, Inc. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thương mại trên ---

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM