Luận văn: Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay

Luận văn Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay được hoàn thành với mục tiêu như phân tích chỉ ra một số cơ hội kinh doanh và đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.

Luận văn: Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Làm sao có thể tồn tại và phát triển được trong khủng hoảng là một câu hỏi rất khó tìm được lời trả lời đối với tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu” nhằm nghiên cứu kỹ hơn và đề xuất các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích chỉ ra một số cơ hội kinh doanh và đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, khoá luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

  • Tìm hiểu các lý thuyết, quan điểm về cơ hội kinh doanh và xây dựng mô hình xác định cơ hội kinh doanh.
  • Áp dụng mô hình đã xây dựng để xác định cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong khủng hoảng tài chính.
  • Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng. 

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn, phân tích so sánh định tính và định lượng. 

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung về cơ hội kinh doanh và phương pháp xác định cơ hội kinh doanh trong khủng hoảng

  • Tổng quan về cơ hội kinh doanh
  • Nguồn tạo nên cơ hội kinh doanh 
  • Phương pháp xác định cơ hội kinh doanh trong khủng hoảng

2.2 Xác định cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt Nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay

  • Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 
  • Xác định cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt Nam trong khủng hoảng

2.3 Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt Nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay

  • Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015 – tầm nhìn đến năm 2020
  • Những khó khăn trong việc phát triển cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay
  • Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay

3. Kết luận

Kinh tế thế giới hiện vẫn đang suy thoái, sản xuất dệt may Việt Nam do đó cũng gặp không ít khó khăn. 

Trên cơ sở thực tế và lý thuyết đã nghiên cứu, tác giả đã đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may trong khủng hoảng tài chính hiện nay. Hướng phát triển tiếp theo cho các doanh nghiệp dệt may là phải tập trung các nguồn lực của doanh nghiệp vào các cơ hội kinh doanh đã xác định nhằm tận dụng được nhiều nhất những lợi ích mà các cơ hội đem lại.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

TSKH. Nguyễn Văn Minh (2007), Bài giảng môn Quản trị sản xuất và dịch vụ, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. 

CN. Nguyễn Thị Thu Trang (2008), Bài giảng môn Quản trị chiến lược, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

TS Đoàn Thu Hà – TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình quản trị học, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội – 320 tr.

TS Ngô Quang Huân (2008), Bài giảng môn Quản trị rủi ro, khoa Quản trị kinh doanh, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 

4.2 Tiếng Anh

IMF (11/2008), World Economic Outlook, IMF annual report, Washington D.C.

WTO (2008), Trade Profiles, WTO annual report, Geneva.

EIU, Vietnam 2008 Country Profile, United Kingdom

. WTO (2008), International Trade Statistics, WTO annual report, Geneva.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế đối ngoại trên ---

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM