Luận án TS: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Luận án Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển các khu công nghiên tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xác định những kết quả tích cực, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế; từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển có hiệu quả và bền vững các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Luận án TS: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong vùng còn gặp nhiều hạn chế: số lượng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chưa nhiều; chất lượng phát triển các khu công nghiệp còn thấp; hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp chưa cao; chưa thu hút được nhiều dự án chất lượng, các ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn trùng lắp; việc quy hoạch, xây dựng và phát triển khu công nghiệp còn diễn ra riêng lẻ ở từng tỉnh, thành phố mà chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành; phát triển khu công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ khác; nhiều điều kiện của môi trường kinh doanh còn thiếu sót ảnh hưởng đến nhà đầu tư và quyết định đầu tư; thiếu sự liên kết, hợp tác lẫn nhau giữa các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp… 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN; hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các KCN và các nhân tố tác động đến phát triển KCN ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng phát triển các KCN và thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.

- Đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung.

Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung đánh giá thực trạng phát triển các KCN, thực trạng một số nhân tố tác động đến phát triển các KCN.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu về nội dung nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

- Phương pháp phân tích

1.5 Đóng góp của luận án

- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về phát triển KCN trên phạm vi vùng, làm cơ sở lý luận để phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.

- Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển KCN trong phạm vi một vùng KTTĐ, vai trò của phát triển KCN trong phát triển vùng KTTĐ.

- Làm rõ được các nhân tố tác động đến phát triển các KCN; phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển KCN vùng KTTĐ miền Trung.

- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng, phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung thời gian qua, so sánh với thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam và bình quân của cả nước; chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các nghiên cứu của nước ngoài

Các nghiên cứu trong nước

Khoảng trống rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài

2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp

Tổng quan về khu công nghiệp

Phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm

Kinh nghiệm phát triển KCN và bài học cho vùng KTTĐ miền Trung

2.3 Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Phương pháp nghiên cứu

2.4 Kết quả đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung về số lượng

Thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung về chất lượng

Thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung về hệ thống

Thực trạng nhân tố tác động phát triển KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

Đánh giá chung thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

2.5 Định hướng giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung

Giải pháp phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2025

3. Kết luận

Luận án bổ sung góc nhìn mới trong nghiên cứu về phát triển khu công nghiệp. Khi xem các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng như các khu công nghiệp trong một phạm vi không gian nhất định như những phần tử của một hệ sinh thái kinh doanh sẽ cho thấy rõ trình tự phát triển từ lượng lên chất của các khu công nghiệp và tình trạng hiện tại của các khu công nghiệp để tập trung vào các giải pháp phù hợp tương ứng giai đoạn phát triển.

Xác định rõ tình trạng phát triển hiện tại của các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đó là các khu công nghiệp trong Vùng tuy phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng và tính hệ thống không cao. Thậm chí nếu nhìn nhận ở tương quan so với các vùng kinh tế trọng điểm khác, sự phát triển về số lượng các khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố trong Vùng còn ở quy mô nhỏ, chưa tích lũy đầy đủ để phát triển lên một trình độ cao hơn, còn ở giai đoạn hỗn loạn phức tạp chưa có đủ điều kiện tự tổ chức, tạo thành một trật tự phát triển để cùng tiến hóa, dẫn đến không phát huy được sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Ánh (2006). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ Thuật. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 52- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số 23/NQ-TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số 36-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội.

Ban Quản lý khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (2018). Báo cáo tổng quan tình hình đầu tư, phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế.

4.2 Tiếng Anh

A.-K. Fleig. (2000). ECO-Industrial Parks: A strategy towards industrial ecology in developing and newly industrialised countries. Eschborn: GTZ.

Alfred Weber. (1909). Theory of the location. Santa Barbara: Regents of University of California.

B.H. Roberts. (2004). The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australian case study. Journal of Cleaner Production.

Condorelli, F and S. klessova. (2012). Industrial parks as a tool to attract investment and enhance innovation in selected countries of Eastern Europe and NIS Region affected by the current economic crisis. Vienna.

D.Darwent. (1969). Growth poles and growth centers in regional planning-a review. Environment and Planning [1], 5-32. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM