Thuốc Epirubicin - Điều trị ung thư vú
Thuốc epirubicin làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư, được sử dụng để điều trị ung thư vú. Dưới đây eLib.VN trình bày những thông tin liên quan đến thuốc, mời mọi người cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc epirubicin là gì?
Thuốc epirubicin được sử dụng để điều trị ung thư vú. Epirubicin thuộc nhóm thuốc anthracyclines hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư khác (như ung thư xương).
Bạn nên dùng thuốc epirubicin như thế nào?
Thuốc epirubicin được tiêm vào tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Lưu ý, nếu thuốc epirubicin dính vào da, bạn hãy rửa ngay với nước sạch, xà phòng hoặc hỗn hợp nước soda pha với nhiều nước. Nếu thuốc dính vào mắt, hãy mở mí mắt và rửa với nước trong khoảng 15 phút, sau đó đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra.
Bạn nên uống nhiều nước trong thời gian sử dụng thuốc, trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ, để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nhất định (ví dụ như tăng lượng axit uric).
Bạn nên bảo quản thuốc epirubicin như thế nào?
Các chuyên viên y tế sẽ là người bảo quản thuốc này. Nếu bạn đang bảo quản thuốc tại nhà, hãy bảo quản theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc epirubicin cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh ung thư vú:
Liều lượng được dùng như một phần của liệu pháp điều trị hỗ trợ bệnh nhân có khối u ở nách sau khi cắt bỏ khối u chính:
Liều lượng ban đầu: 100-120 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 3-4 tuần. Tất cả liều thuốc có thể được tiêm vào ngày 1 của mỗi chu kỳ hoặc chia đều và tiêm vào ngày 1 và 8 của mỗi chu kỳ.
Liều dùng thuốc epirubicin cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Thuốc epirubicin có những dạng và hàm lượng nào?
Epirubicin có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch, thuốc tiêm, dạng muối hydrochloride [không chất bảo quản]: 50 mg/25 ml (25 ml), 200 mg/100 ml (100 ml); Thuốc bột pha tiêm, thuốc tiêm, dạng muối hydrochloride: 50 mg.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc epirubicin?
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn mửa (nặng), tiêu chảy, đau bụng, đỏ bừng mặt, da hoặc móng tay thay đổi màu sắc.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn mắc các tác dụng phụ như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Báo với bác sĩ nếu bạn bị:
Đau, rát, kích ứng hoặc thay đổi về da nơi tiêm; Cảm giác khó thở, thậm chí dù chỉ gắng sức nhẹ; Phù, tăng cân nhanh chóng (đặc biệt là ở mặt và vùng giữa cơ thể); Buồn nôn, đau vùng bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt); Tim đập nhanh, chậm hoặc không đồng đều; Lo lắng, đổ mồ hôi, khó thở nghiêm trọng, thở khò khè, thở hổn hển; Đau ngực, ho đột ngột, ho có đờm, thở nhanh, ho ra máu; Đau lưng dưới, có máu trong nước tiểu, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu; Tê hoặc ngứa xung quanh miệng, mạch đập yếu, phản xạ quá mức, nhầm lẫn, ngất xỉu; Yếu cơ, căng cơ hoặc co thắt cơ; Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng; Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung; Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), da bị nổi những vết ban đỏ hoặc tím.
Tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:
Nóng bừng, mất kinh; Rụng tóc tạm thời; Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi; Buồn nôn, tiêu chảy nhẹ; Mắt đỏ, mí mắt sưng húp.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc epirubicin bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng epirubicin, bạn nên:
Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với epirubicin, daunorubicin (Cerubidine, DaunoXome), doxorubicin (Doxil), idarubicin (Idamycin), bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong epirubicin. Hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần thuốc; Báo với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê toa và không kê toa khác, vitamin, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng, đặc biệt là các thuốc sau đây: các thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem, Dilacor, Tiazac và những thuốc khác), felodipine (Plendil), isradipine (DynaCirc), nicardipin (Cardene), nifedipine (Adalat, Procardia), nimodipine (Nimotop), nisoldipine (Sular), và verapamil (Calan, Isoptin, Verelan); thuốc hóa trị ung thư như docetaxel (Taxotere) hoặc paclitaxel (Abraxane, Onxol); hoặc cimetidine (Tagamet). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi một cách cẩn thận về các tác dụng phụ. Các thuốc khác cũng có thể tương tác với epirubicin, vì vậy hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí cả những thuốc không xuất hiện trong danh sách này; Báo với bác sĩ nếu bạn đang xạ trị, đang hoặc đã từng mắc bệnh gan hoặc thận; Thuốc epirubicin có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ và có thể gây ngừng sản xuất tinh trùng ở nam giớ Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sẽ vô sinh. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên nói hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc này. Bạn không nên mang thai hoặc cho con bú trong khi đang điều trị với epirubicin. Nếu bạn mang thai trong khi điều trị với epirubicin, hãy báo với bác sĩ. Nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp tránh thai trong quá trình điều trị vì thuốc epirubicin có thể gây hại cho thai nhi; Không tiêm vắc xin mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc epirubicin có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Không khuyến khích sử dụng thuốc này với vắc xin Rotavirus và vi khuẩn sống. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này, hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định.
Sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau không được đề nghị, nhưng đôi khi có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.
Vắc xin Adenovirus loại 4, vi khuẩn sống; Vắc xin Adenovirus loại 7, vi khuẩn sống; Vắc xin Bacillus Calmette và Guerin, vi khuẩn sống; Vắc xin virus cum, vi khuẩn sống; Vắc xin virus bệnh sởi, vi khuẩn sống; Vắc xin ngừa bệnh quai bị, vi khuẩn sống; Vắc xin Rubella, vi khuẩn sống; Vắc xin đậu mùa; Trastuzumab; Vắc xin thủy đậu; Vắc xin thương hàn; Vắc xin sốt vàng da.
Sử dụng thuốc này với các loại thuốc cimetidine có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, nhưng sử dụng chung cả 2 thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn. Nếu cả 2 thuốc được chỉ định chung, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của một hoặc cả 2 loại thuốc.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc epirubicin không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc epirubicin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Suy tim sung huyết; Có tiền sử bệnh gút; Bệnh tim; Nhồi máu cơ tim; Bệnh tim nghiêm trọng; Các vấn đề về nhịp tim (ví dụ, loạn nhịp tim); Bệnh gan; Nhiễm trùng – Có thể làm giảm khả năng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng; Bệnh thận; Bệnh gan – Sử dụng thận trọng vì hiệu quả của thuốc có thể giảm do thuốc được bài tiết chậm hơn khỏi cơ thể.
6. Tình trạng khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau họng; Sốt, đau họng, ớn lạnh và các triệu chứng nhiễm trùng khác; Xuất huyết bất thường hoặc dễ bầm tím; Phân màu đen hoặc màu hắc ín; Phân có lẫn máu; Chất ói có màu giống bã cà phê.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc epirubicin. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết của eLib.VN chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Erythromycin - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Epinastine - Ngăn chặn ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng
- doc Thuốc Epinephrine - Điều trị các phản ứng dị ứng do côn trùng cắn
- doc Thuốc Epoprostenol - Điều trị tăng huyết áp ở phổi
- doc Thuốc Eprosartan - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Eplerenone - Điều trị chứng tăng huyết áp
- doc Thuốc Epoetin alfa - Điều trị bệnh thiếu máu
- doc Thuốc Epoetin beta - Điều trị bệnh thiếu máu
- doc Thuốc Eptifibatide - Ngăn ngừa cục máu đông hoặc nhồi máu cơ tim
- doc Thuốc Eperisone - Điều trị chứng co thắt cơ
- doc Thuốc Ephedrine - Điều trị các vấn đề hô hấp, hen suyễn
- doc Thuốc Epiduo® - Điều trị mụn trứng cá
- doc Thuốc Epivir/Epivir – HBV® - Điều trị nhiễm HIV/AIDS
- doc Thuốc Eprazinone - Điều trị viêm phế quản
- doc Thuốc Epzicom® - Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Ercefuryl® - Điều trị tiêu chảy cấp
- doc Thuốc Erdosteine - Điều trị triệu chứng cơn ho cấp
- doc Thuốc Ergoloid - Điều trị rối loạn tâm trạng hành vi
- doc Thuốc Ergometrine - Điều trị xuất huyết sau sinh
- doc Thuốc Ergotamine - Điều trị bệnh đau đầu
- doc Thuốc Ergotamine + Caffeine - Điều trị đau nửa đầu
- doc Thuốc Eribulin - Điều trị ung thư vú
- doc Thuốc Erlotinib - Điều trị ung thư phổi
- doc Thuốc Erolin® 1mg/ml - Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Ertapenem - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Erythrogel® - Điều trị mụn trứng cá
- doc Thuốc Erythropoietin - Thuốc kích thích tạo hồng cầu