Bệnh đổ mồ hôi đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đổ mồ hôi đêm là các đợt đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm và liên quan đến một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc bệnh lý. Vậy nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đổ mồ hôi đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đổ mồ hôi đêm là gì?

Đổ mồ hôi đêm là các đợt đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm và liên quan đến một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc bệnh lý.

Đôi khi, bạn có thể bị thức giấc do đổ mồ hôi quá mức, đặc biệt nếu đắp quá nhiều chăn hoặc nếu phòng ngủ quá nóng. Mặc dù khó chịu, những cơn đổ mồ hôi này không gọi là đổ mồ hôi đêm và thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

Nhìn chung, đổ mồ hôi đêm thường kết hợp với sốt, sụt cân, đau khu trú, ho, tiêu chảy hoặc các triệu chứng đáng quan tâm khác.

Mức độ phổ biến của đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm rất phổ biến ở cả nam và nữ, người lớn và trẻ em. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đổ mồ hôi đêm là gì?

Đổ mồ hôi vào ban đêm là tình trạng bình thường nếu phòng hoặc giường ngủ nóng quá mức.

Đổ mồ hôi đêm là khi đổ mồ hôi rất nhiều làm ướt hết quần áo và giường nệm, mặc dù nơi bạn ngủ mát mẻ.

Tùy theo nguyên nhân cơ bản gây ra đổ mồ hôi đêm, các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với đổ mồ hôi như:

  • Một số bệnh nhiễm trùng và ung thư ;
  • Run và ớn lạnh đôi khi có thể xảy ra nếu bạn bị sốt. Giảm cân không giải thích được do u lympho.

Đổ mồ hôi đêm do tiền mãn kinh thường kèm theo các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, nóng bừng ban ngày và thay đổi tâm trạng.

Đổ mồ hôi đêm xảy ra như một tác dụng phụ của thuốc có thể kèm với các tác dụng phụ khác của thuốc, tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể.

Các tình trạng dẫn đến tăng tiết mồ hôi nói chung (ngược lại với chỉ đổ mồ hôi đêm) sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi vào các giờ khác nhau trong ngày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nếu đổ mồ hôi đêm:

  • Xảy ra một cách thường xuyên;
  • Thức giấc nhiều lần Kèm theo sốt, sụt cân, đau khu trú, ho, tiêu chảy hoặc các triệu chứng đáng lo lắng khác;
  • Xuất hiện sau khi các triệu chứng mãn kinh đã hết trong nhiều tháng tới nhiều năm.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra đổ mồ hôi ban đêm?

Các thuốc có thể gây đổ mồ hôi đêm:

Đổ mồ hôi đêm là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc như:

  • Các thuốc trầm cảm (thuốc chống trầm cảm) ;
  • Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường (nếu mức độ đường trong máu trở nên quá thấp) (thuốc hạ đường huyết) ;
  • Các thuốc chặn hormone dùng để điều trị một số bệnh ung thư nhất định (liệu pháp hormone),

Các tình trạng sức khỏe có thể gây ra đổ mồ hôi đêm:

  • Lo lắng ;
  • Rối loạn tự miễn ;
  • Bệnh thần kinh tự động (tổn thương thần kinh tự động) ;
  • Brucellosis (nhiễm vi khuẩn) ;
  • Hội chứng carcinoid (một loại u ung thư trong ruột) ;
  • Nghiện thuốc (rối loạn sử dụng chất gây nghiện) hoặc cai nghiện (rượu, thuốc phiện, cocaine, cần sa, các thuốc nhóm benzodiazepine) ;
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng lớp lót bên trong tim) HIV/AIDS U lympho Hodgkin (bệnh Hodgkin) ;
  • Cường giáp (hoạt động tuyến giáp quá mức);
  • Bệnh bạch cầu Xơ hóa tủy xương (rối loạn tủy xương) ;
  • U lympho không Hodgkin ;
  • Viêm tủy xương (một nhiễm trùng xương) ;
  • U tủy thượng thận (khối u hiếm của tuyến thượng thận) ;
  • Áp xe sinh mủ (khoang chứa đầy mủ gây ra do nhiễm trùng) ;
  • Rối loạn giấc ngủ (chứng ngưng thở khi ngủ) ;
  • Đột quỵ Bệnh rỗng tủy sống (u nang chứa dịch trong tủy sống) ;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Lao.

Đổ mồ hôi đêm và cơn nóng bừng rất phổ biến đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nếu bạn khoảng 50 tuổi với kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh và không có các triệu chứng khác, đây có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đổ mồ hôi đêm?

Đổ mồ hôi đêm ban đầu nên được đánh giá kỹ cùng với bệnh sử và kiểm tra sức khỏe.

Nếu những điều này không gợi ra nguyên nhân nào, một số bác sĩ yêu cầu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Cách khuyến cáo hợp lý cho những việc cần làm ban đầu bao gồm thử máu, đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và tốc độ máu lắng (ESR), một dẫn chất protein thuần khiết (PPD), xét nghiệm HIV và chụp X-quang.

Nếu kết quả các xét nghiệm là âm tính, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thử dùng thuốc chống trào ngược. Nếu bệnh nhân vẫn không cải thiện, hãy xem xét ghi nhật ký nhiệt độ ban đêm để xác định sự có mặt của mạch nhanh do sốt hay không và giúp đánh giá nghi ngờ viêm màng trong tim hoặc ung thư hạch.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đổ mồ hôi đêm?

Việc điều trị đổ mồ hôi đêm phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản.

Nói tóm lại, đổ mồ hôi đêm thường là một tình trạng phiền toái vô hại. Tuy nhiên, nó đôi khi là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Người bị đổ mồ hôi đêm không rõ nguyên nhân nên đi khám bệnh.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý đổ mồ hôi đêm?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đổ mồ hôi đêm sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM