Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiêm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. Một vài kháng thể trong nhóm này chỉ đặc trưng cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một số khác đặc trưng cho các bệnh tự miễn khác. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm được đọc như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân là gì?
Xét nghiêm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống.
Kháng thể kháng nhân (ANA) là một nhóm các kháng thể kháng nhân được sử dụng trong việc chuẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và các bệnh tự miễn khác. Một vài kháng thể trong nhóm này chỉ đặc trưng cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một số khác đặc trưng cho các bệnh tự miễn khác.
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân thường được thực hiện bằng nhiều xét nghiệm khác nhau (miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme [ELISA]) và kết quả sẽ được thông theo 1 độ chuẩn tính theo phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (khi dương tính). Hiệu giá kháng thể thấp sẽ được xem là âm tính, trong khi hiệu giá tăng sẽ là dương tính và cho thấy nồng độ cao của kháng thể kháng nhân.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiêm ANA khi nghi ngờ bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của các bệnh tự miễn hệ thống.
Những người có bệnh lý tự miễn có thể có nhiều triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu và thay đổi theo thời gian, diễn tiến nặng dần hơn, hay có những đợt bùng phát và ổn định xen kẽ nhau. Một vài triệu chứng và dấu hiệu có thể gồm:
Sốt nhẹ; Mệt mỏi kéo dài; Đau giống viêm khớp ở một hay nhiều khớp; Ban đỏ (trong bệnh lupus, ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt); Da nhạy cảm với ánh sáng; Rụng tóc; Đau cơ; Tê hay châm chích ở bàn tay hay bàn chân; Viêm và tổn thương nhiều cơ quan và mô, bao gồm thận, phổi, tim, nội tâm mạc, hệ thần kinh trung ương, và các mạch máu.
ANA có thể được thực hiện giúp chẩn đoán các bệnh lý tự miễn sau:
Viêm khớp dạng thấp; Lupus ban đỏ hệ thống; Viêm đa cơ; Xơ cứng bì; Hội chứng Sjogren.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Bạn nên biết về những tác nhân có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:
Các loại thuốc có thể gây ra kết quả dương tính giả với ANA bao gồm: acetazolamide, aminosalicylic acid, chlorprothixene, chlorothiazides, griseofulvin, hydralazine, penicillin, phenylbutazone, phenytoin sodium, procainamide, streptomycin, sulfonamides, và tetracyclines.
Các loại thuốc có thể gây ra kết quả âm tính giả gồm các thuốc có chứa Steroid.
Xét nghiệm ANA không được dùng để đánh dấu hay theo dõi diễn tiến lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, vì vậy thực hiện một chuỗi xét nghiệm ANA để chẩn đoán bệnh nhân thường không được chỉ định.
Một vài tình trạng nhiễm trùng, viêm gan tự miễn và xơ gan tắc mật nguyên phát cũng như các bệnh lý đã được đề cập ở trên có thể có kết quả ANA dương tính.
Có khoảng 3 – 5% người da trắng khỏe mạnh có thể có ANA dương tính, và con số này có thể lên đến 10 – 37% ở những người hơn 5 tuổi khỏe mạnh bởi vì nồng độ ANA tăng dần theo tuổi. Những kết quả này sẽ được xem như dương giả bởi vì nó không liên quan đến bệnh tự miễn. Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Bạn nên lắng nghe bác sĩ hướng dẫn và giải thích về xét nghiệm.
Bạn không cần phải nhịn ăn trước xét nghiệm.
Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân như thế nào?
Bác sĩ sẽ thu thập máu từ tĩnh mạch của bạn và cho vào một ống nghiệm có nắp đỏ.
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạ. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiê
Bác sĩ sẽ ghi chú lên phiếu xét nghiệm những loại thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường: âm tính ở hiệu giá 1:40.
Kết quả bất thường:
Tăng hiệu giá trong các trường hợp:
Lupus ban đỏ hệ thống; Viêm khớp dạng thấp; Viêm đa động mạch nút; Bệnh viêm da cơ; Bệnh xơ cứng bì; Bệnh Raynaud; Hội chứng Sjogren; Các bệnh miễn dịch khác; Bệnh bạch cầu; Xơ gan; Bệnh nhược cơ.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện xét nghiệm!