Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Xét nghiệm này thường được thực hiện khi quá trình đông máu của bạn có bất thường. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, mời các bạn tham khảo!

Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin (kháng thể aCL, ACA, kháng thể kháng phospholipid, Lupus chống đông)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu.

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng cardiolipin là gì?

Xét nghiệm này được sử dụng để xác định nguyên nhân của các tình trạng sau:

Cục máu đông xuất hiện bên trong mạch máu mà không thể giải thích được; Sẩy thai nhiều lần; Thời gian máu đông kéo dài.

Nếu làm xét nghiệm phát hiện ra được có kháng thể kháng cardiolipin trong máu, xét nghiệm sẽ được lập lại sau đó 6 tuần để xác định xem là những kháng thể này chỉ mới xuất hiện hay là đã tồn tại lâu rồi.

Xét nghiệm này thường được làm nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh lupus ban đỏ (một bệnh tự miễn thường xảy ra ở nữ giới)

Khi nào bn nên thc hin xét nghim kháng th kháng Cardiolipin?

Xét nghiệm này thường được thực hiện khi quá trình đông máu của bạn có bất thường. Cụ thể hơn, có nghĩa là khi bạn có những triệu chứng và dấu hiệu của việc xuất hiện một cục máu đông làm nghẽn mạch máu. Triệu chứng chính xác là gì thì nó phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông.

Nếu cục máu ở chân:

Chân đau và sưng lên, thường chỉ 1 chân; Chân nhợt nhạt;

Nếu cục máu đông ở phổi:

Bỗng nhiên khó thở; Ho ra máu; Đau ngực; Nhịp tim nhanh.

Ngoài ra xét nghiệm này còn được thực hiện ở những phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần để tìm ra nguyên nhân của việc sẩy thai.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin?

Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bao gồm:

Những bệnh nhân đang hoặc đã từng mắc phải bệnh giang mai có thể làm cho kết quả bị sai lệch. Các kháng thể có thể tạm thời xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh như AIDS, viêm nhiễm, ung thư, các bệnh tự miễn dịch. Kết quả có thể sai lệch ở bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc như chlorpromazine, hydralazine, penicillin, phenytoin, procainamide, và quinidine

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin?

Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Thực chất xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin là một loại xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết qu ca bn có ý nghĩa gì?

Chỉ số bình thường: kết quả âm tính khi định lượng kháng thể kháng Cardiolipin:

<23 GPL (Đơn vị IgG phospholipid); <11 MPL (Đơn vị IgM phospholipid).

Tăng nồng độ bất thường trong trường hợp:

Huyết khối; Giảm tiểu cầu; Sẩy thai lặp lại nhiều lần; Bệnh giang mai; Nhiễm trùng cấp tính; Lupus ban đỏ hệ thống; Tuổi già.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Cardiolipin, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện xét nghiệm!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM