Bệnh dị ứng thời tiết: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả trong mùa nóng. Vào những ngày hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Vào những ngày nóng, nhiệt độ dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh dị ứng thời tiết: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Trên thực tế, không chỉ mùa lạnh, dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả trong mùa nóng. Vào những ngày hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Vào những ngày nóng, nhiệt độ dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện. Ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết do cơ địa mẫn đỏ, ứ đọng độc tố hoặc do các bệnh lý khác.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của dị ứng thời tiết bao gồm:

Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu; Da bị sưng rộp hay tấy đỏ; Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay; Nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân là do khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển  lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Ảnh hưởng này cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, nổi mẩn, sẩn, mề đay.

Đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện để tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Trong đó có nghiên cứu (2009, tác giả Hartgerink-Lutgens I, Vermeeren A, Vuurman E, Kremer B) đã cho thấy nhận thức của con người sẽ bị giảm đi đáng kể qua mỗi lần bị dị ứng.

4. Nguy cơ mắc phải

Tình trạng này rất thường gặp. Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Tình trạng này hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc những bệnh lý như hen suyển, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán dị ứng thời tiết

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử và tình trạng di ứng khi gặp thời tiết nóng, lạnh và phát hiện các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hen suyễn, viêm da, viêm mũi.

Phương pháp dùng để điều trị dị ứng thời tiết

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc, bao gồm:

Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin; Nếu thuốc kháng histamin không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc dùng doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm; Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan; Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với dị ứng thời tiết:

Uống nước ép trái cây thường xuyên cũng là một biện pháp giúp hệ miễn dịch mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng; Bạn nên tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đó là những yếu tố nguy cơ cho bệnh dị ứng khởi phát; Bạn nên giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục; Nếu ngồi trong máy lạnh, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời; Để phòng tránh những cơn đau đầu dị ứng thời tiết, bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2l nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe. Bạn cũng có thể uống các loại thuốc bổ B1, B6, B12; Bạn nên tránh làm việc dưới trời nóng gắt. Về mùa đông, bạn nên mặc ấm và giữ ấm đầu, tránh những nơi ồn ào náo nhiệt khiến cho không khí ngột ngạt dẫn đến hạ huyết áp và gây ra những cơn đau đầu.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Dị ứng thời tiết, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh!

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM