Bệnh dị ứng niken: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dị ứng niken là một phản ứng miễn dịch bất lợi xảy ra khi một người nào đó tiếp xúc với một sản phẩm có chứa niken. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Nickel là một kim loại tự nhiên màu bạc có trong tự nhiên. Nó thường được trộn với các kim loại khác và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
Trang sức Tiền xu Chìa khóa Điện thoại di động Khung kính Kẹp giấy Bút Niềng răng chỉnh nha Thiết bị nhà bếp không gỉ và đồ dùng cho ăn uống Dây kéo, chụp các loại khuy và khóa dây lưng
Một lượng nhỏ niken cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như một số loại hạt, trái cây và rau.
Dị ứng niken là một phản ứng miễn dịch bất lợi xảy ra khi một người nào đó tiếp xúc với một sản phẩm có chứa niken. Thông thường, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc hại như virus và vi khuẩn giúp ngăn trừ bệnh tật. Ở những người bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng niken là một mối xâm nhập nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch sản xuất ra các hóa chất để chống lại chất này, gây ra một phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng với niken là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da phát ban. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi khác ở da như đỏ và phồng rộp.
Mức độ phổ biến của dị ứng niken
Dị ứng niken là nguyên nhân phổ biến của viêm da dị ứng tiếp xúc. Dị ứng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi và phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới, đặc biệt là đối với phụ nữ thừa cân (theo nghiên cứu vào năm 2015). Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng niken là:
Nổi mẩn hoặc mề đay trên da Ngứa, có thể nghiêm trọng Đỏ hoặc thay đổi về màu sắc da Các mảng da khô có thể trông giống như bị bỏng Vết phồng giộp và chảy dịch trong một số trường hợp nghiêm trọng
Phản ứng dị ứng (viêm da tiếp xúc) thường bắt đầu trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với niken. Phản ứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Phản ứng có xu hướng chỉ xảy ra tại chỗ nơi da tiếp xúc với niken, nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có một phát ban trên da và không biết lý do nào bạn có nó, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nếu bạn đã được chẩn đoán dị ứng niken và chắc chắn bạn đang có một phản ứng do tiếp xúc với niken, hãy sử dụng các thuốc không cần kê toa và các biện pháp tại nhà mà bác sĩ đã hướng dẫn bạn trước đây.
Tuy nhiên, nếu những phương pháp này không giúp bạn giảm triệu chứng, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu bạn nghĩ vùng da này có thể đã bị nhiễm trùng, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể cho biết tình trạng nhiễm trùng bao gồm:
Sưng đỏ Ấm Chảy mủ Đau
3. Nguyên nhân
Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm thúc đẩy sự thay đổi các chất hóa học trong cơ thể để chống lại những kẻ xâm lược có hại như virus và vi khuẩn. Ở những người bị dị ứng, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng một chất vô hại là một mối xâm nhập nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch bắt đầu sản xuất ra các hóa chất để loại bỏ các chất này. Ở những người bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch phản ứng với các vật dụng hoặc thực phẩm có chứa niken. Phản ứng này dẫn đến các triệu chứng khác nhau, bao gồm phát ban và ngứa.
Phản ứng tiêu cực này có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với niken lần đầu tiên hoặc sau khi tiếp xúc lặp đi lặp lại và kéo dài. Nguyên nhân chính xác của dị ứng niken chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nhạy cảm với niken có thể do di truyền hoặc được thừa kế từ một người họ hàng.
4. Nguy cơ mắc phải
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với dị ứng niken như:
Đeo khuyên tai hoặc đeo trang sức trên người: Niken là một kim loại phổ biến trong đồ trang sức, do vậy dị ứng niken thường liên quan đến khuyên tai và đồ trang sức có chứa niken đeo trên người. Làm việc với kim loại: Nếu công việc của bạn liên tục tiếp xúc với niken, nguy cơ phát triển dị ứng có thể cao hơn so với những người không làm việc với kim loại. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc thường xuyên với niken trong khi làm các “công việc ướt” – là công việc chân tay đổ mồ hôi nhiều hoặc tiếp xúc thường xuyên với nước – có thể có nhiều khả năng phát triển dị ứng niken. Những người này có thể là người pha chế rượu, người làm việc trong một số ngành công nghiệp thực phẩm và chất tẩy rửa gia dụng. Những người có thể có nguy cơ dị ứng niken khác như làm nghề cơ khí, thợ may và thợ cắt tóc. Nữ giới: Nữ giới có nhiều khả năng bị dị ứng niken hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do phụ nữ hay đeo đồ trang sức. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân dường như có nguy cơ bị dị ứng vơi niken cao hơn. Có lịch sử gia đình bị dị ứng niken: Bạn có thể thừa hưởng một khả năng phát triển dị ứng với niken nếu những người khác trong gia đình bạn rất nhạy cảm với niken. Bị dị ứng với các kim loại khác: Những người nhạy cảm với các kim loại khác cũng có thể bị dị ứng với niken.
5. Điều trị
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán niken dị ứng
Bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ da liễu đều có thể chẩn đoán dị ứng niken. Đến gặp họ ngay lập tức nếu bạn có phát ban trên da mà không biết nguyên nhân gây ra nó. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, từ khi chúng bắt đầu xuất hiện và những điều gì làm cho chúng nặng hơn. Hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc các loại thực phẩm mới và sản phẩm mà bạn đã sử dụng gần đây.
Thử nghiệm miếng dán thường được thực hiện nếu nghi ngờ dị ứng niken. Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ cho một lượng nhỏ niken lên một miếng dán. Các miếng dán sẽ được đặt trên da của bạn. Thử nghiệm miếng dán thường rất an toàn và không gây ra một phản ứng dị ứng nặng. Chúng chỉ gây ra một phản ứng nhẹ ở những người bị dị ứng với niken.
Bác sĩ sẽ quan sát da của bạn trong khoảng 48 giờ sau khi áp miếng dán và kiểm tra các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Nếu bề mặt da bị kích ứng, bạn có thể bị dị ứng với niken. Trong một số trường hợp, kết quả không rõ ràng và cần làm thêm thử nghiệm.
Những phương pháp dùng để điều trị niken dị ứng
Không có cách chữa trị dị ứng niken. Giống với dị ứng khác, việc điều trị tốt nhất là để tránh các chất gây dị ứng.
Bác sĩ có thể kê toa một trong những loại thuốc sau đây để giúp làm giảm kích ứng da do dị ứng niken:
Kem corticosteroid Kem không steroid Thuốc corticosteroid như prednisone Thuốc kháng histamin như fexofenadine (Allegra) hoặc Cetirizine (Zyrtec)
Bạn cần đảm bảo tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này.
Các phương pháp điều trị tại nhà sau đây cũng có thể có tác dụng:
Kem Calamine Dưỡng ẩm cơ thể Đắp gạc ướt
Cho bác sĩ biết nếu việc điều trị không giúp giảm triệu chứng hoặc nếu các triệu chứng nặng hơn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị mẩn đỏ, đau hoặc chảy mủ vùng da bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của bội nhiễm và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với dị ứng niken:
Sử dụng kem nhẹ như calamine, có thể giảm bớt ngứa. Dưỡng ẩm da thường xuyên. Da có một hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá vỡ khi nó phản ứng với niken và các chất gây dị ứng khác. Sử dụng các loại kem làm mềm da hoặc dầu bôi trơn hay dầu khoáng có thể giảm bớt nhu cầu sử dụng kem corticoide bôi tại chỗ. Đắp gạc ướt, có thể giảm phồng rộp và giảm ngứa. Ngâm một miếng vải sạch trong nước máy hoặc dung dịch Burow, là một dung dịch chứa nhôm acetate bán ở hiệu thuốc. Tránh một số loại thuốc mỡ bán ở hiệu thuốc như các loại kem kháng sinh, chúng có thể chứa các thành phần – đặc biệt là neomycin – có thể làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Dị ứng niken, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh dị ứng thời tiết - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng bia - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng cây sơn độc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng do côn trùng đốt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng đậu nành - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng đậu phộng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng hải sản có vỏ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng lúa mì - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng mắt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dị ứng máu - những thông tin cần biết
- doc Bệnh dị ứng mủ nhựa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng penicillin - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng sữa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng theo mùa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thời tiết: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Dị ứng thức ăn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thực phẩm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị ứng thuốc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng dị ứng vật nuôi - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi không do dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị