Bệnh dị ứng mắt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hãy cùng eLib.VN tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng với bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Dị ứng mắt, hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng, xảy ra khi mắt phản ứng với các chất gây kích thích. Những chất này gọi là dị nguyên và khi cơ thể phản ứng với chúng sẽ gây ra một phản ứng dị ứng.
Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố có hại từ bên ngoài như virus và vi khuẩn, giúp cơ thể không bị bệnh. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch phản ứng sai lệch sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch với những chất nó cho là nguy hiểm ở những người bị dị ứng mắt. Hệ thống miễn dịch tạo ra các hóa chất chống lại dị nguyên, mặc dù các chất này là vô hại. Phản ứng dị ứng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt. Ở một số người, dị ứng mắt cũng có thể liên quan đến bệnh chàm và hen suyễn.
2. Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng mắt là:
Mắt ngứa hoặc bỏng rát Chảy nước mắt Mắt đỏ hoặc hồng Gỉ xung quanh mắt Mí mắt bị sưng tấy hoặc sưng húp, đặc biệt là vào buổi sáng
Tình trạng này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Dị ứng mắt gây ra do một phản ứng miễn dịch bất lợi với một dị nguyên nhất định. Hầu hết các phản ứng được kích hoạt bởi chất gây dị ứng trong không khí như:
Phấn hoa Lông thú Nấm mốc Khói Bụi
Thông thường, hệ thống miễn dịch thúc đẩy các thay đổi hóa học trong cơ thể, giúp chống lại những yếu tố gây hại như virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, ở những người bị dị ứng mắt, hệ thống miễn dịch coi chất gây dị ứng vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và phản ứng chống lại nó. Histamine được giải phóng khi mắt tiếp xúc với dị ứng nguyên. Histamine gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt và chảy nước mắt. Nó cũng có thể gây chảy nước mũi, hắt hơi và ho.
Dị ứng mắt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, nó đặc biệt phổ biến vào mùa xuân, hè và thu khi cây, cỏ và hoa lá nở rộ. Các phản ứng như vậy cũng có thể xảy ra khi một người nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên và sau đó chạm vào mắt của họ. Dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở mắt.
4. Nguy cơ mắc phải
Dị ứng mắt là tình trạng rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng mắt?
Dị ứng mắt được chẩn đoán tốt nhất bởi các chuyên gia về dị ứng, hay bất kì ai chuyên về chẩn đoán và điều trị dị ứng. Gặp chuyên gia về dị ứng đặc biệt quan trọng nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác như hen suyễn hoặc chàm.
Chuyên gia về dị ứng đầu tiên sẽ hỏi bạn về lịch sử và các triệu chứng của bạn như khi nào chúng bắt đầu xảy ra, thời gian trong bao lâu. Sau đó, các xét nghiệm chích da sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng. Thử nghiệm chích da là chích vào da và chèn một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây dị ứng để xem có phản ứng nào xảy ra không. Một vết sưng đỏ là dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Thử nghiệm này giúp chuyên gia dị ứng xác định đúng chất gây dị ứng mà bạn nhạy cảm nhất và xác định cách điều trị tốt nhất cho bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dị ứng mắt?
Cách tốt nhất để điều trị dị ứng mắt là tránh các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng theo mùa. Rất may mắn là có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm các triệu chứng dị ứng mắt.
Thuốc
Một số thuốc uống có thể giúp giảm bớt dị ứng mắt, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng dị ứng khác. Những thuốc này bao gồm:
Thuốc kháng histamin như loratadin (Claritin®) hoặc diphenhydramine (Benadryl®) Các thuốc thông mũi như pseudoephedrine (Sudafed®) hoặc oxymetazolin (Afrin thuốc xịt mũi) Steroids như prednisone (Deltasone®)
Các mũi tiêm phòng dị ứng
Các mũi chích ngừa dị ứng có thể được khuyến khích nếu các triệu chứng dị ứng không hết khi dùng thuốc. Mũi chích ngừa dị ứng là hình thức trị liệu miễn dịch liên quan đến tiêm các dị nguyên. Nồng độ chất gây dị ứng được tiêm tăng dần theo thời gian. Các mũi chích ngừa dị ứng làm thay đổi phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.
Thuốc nhỏ mắt
Có nhiều loại thuốc không cần toa hoặc theo toa khác nhau để nhỏ mắt trong điều trị dị ứng mắt.
Thuốc nhỏ mắt thường xuyên được kê toa cho dị ứng mắt chứa hydrochloride olopatadine, một thành phần có hiệu quả làm giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng mắt. Thuốc nhỏ mắt như các biệt dược Pataday® và Patanol®.
Các thuốc nhỏ mắt bôi trơn không cần toa như “nước mắt nhân tạo,” có thể giúp rửa các dị nguyên khỏi mắt. Các thuốc nhỏ mắt khác có chứa kháng histamine hoặc chống viêm không steroid (NSAID). Một số thuốc nhỏ mắt được sử dụng mỗi ngày, trong khi một số loại khác chỉ cần sử dụng để giảm các triệu chứng.
Thuốc nhỏ mắt có thể gây rát hoặc nhức lúc ban đầu và hết trong vòng vài phút. Một số thuốc nhỏ mắt có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng. Hãy hỏi bác sĩ loại thuốc nhỏ mắt nào là tốt nhất trước khi bạn lựa chọn một nhãn hiệu cho mình.
Các biện pháp tự nhiên
Một số biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để điều trị dị ứng mắt với mức độ thành công khác nhau bao gồm Allium Cepa (làm từ củ hành đỏ), euphorbium và galphimia. Hãy kiểm tra với bác sĩ về sự an toàn và hiệu quả của các biện pháp này trước khi bạn thử chúng.
Đắp khăn ẩm và mát có thể làm nhẹ triệu chứng cho mắt bị dị ứng. Bạn có thể thử đặt khăn lên mắt nhắm kín nhiều lần trong ngày giúp giảm khô cũng như kích ứng mắt. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ là phương pháp này không trực tiếp điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các phản ứng dị ứng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Dị ứng mắt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh dị ứng thời tiết - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng bia - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng cây sơn độc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng do côn trùng đốt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng đậu nành - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng đậu phộng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng hải sản có vỏ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng lúa mì - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dị ứng máu - những thông tin cần biết
- doc Bệnh dị ứng mủ nhựa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng niken: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh dị ứng penicillin - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng sữa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng theo mùa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thời tiết: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Dị ứng thức ăn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thực phẩm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị ứng thuốc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng dị ứng vật nuôi - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi không do dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị