Triệu chứng dị cảm - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Dị cảm là cảm giác tê hoặc nóng rát xảy ra thường xuyên nhất ở tứ chi, chẳng hạn như tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân. Vậy nguyên nhân của dị cảm là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Triệu chứng dị cảm - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về dị cảm

Dị cảm là gì?

Dị cảm là cảm giác tê hoặc nóng rát xảy ra thường xuyên nhất ở tứ chi, chẳng hạn như tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân, nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể.

Một số người bị dị cảm mãn tính hoặc lâu dài, đây có thể là dấu hiệu của một chấn thương hoặc tình trạng thần kinh nghiêm trọng hơn.

2. Triệu chứng dị cảm

Những dấu hiệu và triệu chứng dị cảm là gì?

Các triệu chứng dị cảm hoặc dây thần kinh bị chèn ép bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc cảm giác “kim châm”;
  • Đau hoặc nóng rát ;
  • Tê hoặc cảm giác kém ở khu vực bị ảnh hưởng ;
  • Cảm thấy khu vực bị ảnh hưởng mất cảm giác ;
  • Châm chích hoặc cảm giác ngứa;
  • Da nóng hoặc lạnh.

Các triệu chứng dị cảm có thể liên tục hoặc không liên tục. Thông thường, những cảm giác này xảy ra trong khu vực bị ảnh hưởng nhưng có thể lan rộng ra xung quanh.

3. Nguyên nhân gây dị cảm

Nguyên nhân nào gây dị cảm?

Có nhiều nguyên nhân gây dị cảm mãn tính khác nhau, bao gồm:

  • Đột quỵ ;
  • Đa xơ cứng;
  • Khối u trong tủy sống hoặc não;
  • Hàm lượng vitamin D hoặc các vitamin khác trong cơ thể cao;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Đau cơ xơ;
  • Huyết áp cao;
  • Nhiễm trùng;
  • Chấn thương thần kinh;
  • Dây thần kinh bị nén hoặc chèn ép.

Một dây thần kinh bị chèn ép khi có quá nhiều áp lực bởi các mô xung quanh tác động lên nó. Áp lực này gây ra dị cảm ở khu vực do dây thần kinh đó phụ trách và chức năng của dây thần kinh bị gián đoạn. Tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể, chẳng hạn như mặt, cổ, cổ tay hoặc lưng. Thoát vị đĩa đệm ở cột sống dưới có thể gây đau ở lưng, chân hoặc bàn chân ở bên bị ảnh hưởng. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ tay gây tê và ngứa ran ở ngón tay.

4. Nguy cơ mắc phải dị cảm

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị cảm?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc dị cảm như:Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng mắc hội chứng ống cổ tay, có thể là do ống thần kinh hẹp hơn.

  • Béo phì: tăng cân có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Mang thai: tăng cân và tích nước liên quan đến thai kỳ có thể gây sưng và áp lực lên dây thần kinh.
  • Bệnh tuyến giáp: khiến một người có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
  • Bệnh tiểu đường: tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh và mô.
  • Viêm khớp dạng thấp: gây ra viêm, cũng có thể nén các dây thần kinh ở khớp.
  • Nghỉ ngơi lâu trên giường: nằm nghỉ (như dưỡng bệnh) trong thời gian dài có thể gây chèn ép dây thần kinh và làm tăng nguy cơ dị cảm.
  • Vận động quá mức một số cơ: Những người có công việc hoặc sở thích đòi hỏi phải chuyển động lặp đi lặp lại của bàn tay, khuỷu tay hoặc bàn chân có nguy cơ cao bị chèn ép dây thần kinh, dị cảm hoặc tổn thương thần kinh.

5. Chẩn đoán và điều trị dị cảm

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị cảm?

Để chẩn đoán dị cảm, trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và đặt câu hỏi về các triệu chứng của bạn.

Tiếp theo, bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và đề nghị các xét nghiệm, bao gồm:

Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: phương pháp này đo tốc độ các xung thần kinh di chuyển nhanh trong cơ bắp. Điện cơ đồ (EMG): xem xét hoạt động điện của cách các dây thần kinh và cơ bắp tương tác. Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp xem xét các khu vực khác nhau của cơ thể với mức độ chi tiết cao. Siêu âm: được áp dụng cho các khu vực nhỏ hơn để tìm kiếm sự chèn ép hoặc tổn thương thần kinh, chẳng hạn như trong hội chứng ống cổ tay.

Loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào kết quả của các xét nghiệm này, cộng với các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn.

Những phương pháp nào giúp điều trị dị cảm?

Các lựa chọn điều trị dị cảm phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bạn có một tình trạng y tế tiềm ẩn gây ra các triệu chứng, bác sĩ sẽ điều trị các tình trạng này.

Nghỉ ngơi và băng

Bác sĩ thường đề nghị bạn nghỉ ngơi khi dây thần kinh bị chèn ép. Điều quan trọng là bạn phải dừng các hoạt động gây chèn ép dây thần kinh để cho các mô lành lại. Đôi khi, bạn cũng cần nẹp khu vực bị thương để ngăn chặn khu vực đó chuyển động.

Tuy nhiên, việc sử dụng nẹp trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề khác. Do đó, bạn cần tuân theo chính xác các hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tình huống không đáng có.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh trong các cơ xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơ bắp khỏe hơn có thể giúp giảm bớt sự chèn ép mô và ngăn chặn nó tái phát. Cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể cải thiện tính linh hoạt, phạm vi chuyển động và di chuyển của khu vực bị ảnh hưởng.

Thuốc

Một số loại thuốc, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen natri (Aleve) và thậm chí các thuốc steroid dạng tiêm dùng cho vùng bị ảnh hưởng, có thể giúp giảm đau, sưng và viêm.

Đối với dị cảm lâu dài do đau cơ xơ hóa, các loại thuốc, bao gồm pregabalin (Lyrica) hoặc duloxetine (Cymbalta), có thể giúp ích.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.

Phẫu thuật có thể có nghĩa là giải phóng dây chằng ống cổ tay, loại bỏ một gai xương hoặc thậm chí là một phần của đĩa đệm thoát vị ở phía sau.

Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể mà bạn đang gặp phải, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.

6. Phòng ngừa dị cảm

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa dị cảm?

Mặc dù bạn không thể phòng ngừa tất cả các dây thần kinh bị chèn ép, nhưng bạn có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Duy trì đúng tư thế là điều cực kỳ quan trọng để tránh áp lực không cần thiết lên dây thần kinh.

Bạn cũng cần tránh chấn thương có thể xảy ra do nâng vật nặng bằng cách chú ý đến tư thế và cách thay đổi vị trí thường xuyên.

Ngoài ra, bạn hạn chế các cử động lặp đi lặp lại, hoặc ít nhất là nghỉ giải lao thường xuyên trong khi thực hiện các hoạt động đó, để ngăn ngừa dị cảm do sử dụng các cơ quá mức.

Thêm vào đó, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên, bao gồm các bài tập sức mạnh và linh hoạt, cũng giúp tăng cường cơ bắp khỏe mạnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh dị cảm, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM