Bệnh đề kháng insulin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đề kháng insulin là tình trạng phản ứng dưới mức bình thường của cơ thể với nồng độ insulin. Vậy insullin là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị bệnh đề kháng insulin? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Đề kháng insulin là bệnh gì?
Đề kháng insulin là tình trạng phản ứng dưới mức bình thường của cơ thể với nồng độ insulin (cả insulin nội sinh và ngoại sinh). Insulin là hormone nội tiết có rất nhiều vai trò với hoạt động của cơ thể.
Thông thường, trong lâm sàng, đề kháng insulin liên quan đến trạng thái trong đó nồng độ bình thường của insulin không đủ để chuyển hóa lượng đường tương ứng. Sau đó, cơ thể bắt đầu kháng với mức độ insulin bình thường hoặc thậm chí cao, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không chữa trị.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đề kháng insulin là gì?
Trong giai đoạn đầu của đái tháo đường loại 2, khi cơ thể bắt đầu đề kháng insulin, những xét nghiệm thông thường không phát hiện ra hoặc người bệnh không có dấu hiệu bệnh (glucose không tăng, không đái tháo đường), nhưng xuất hiện rối loạn lipid máu như giảm nhẹ HDL (cholesterol tốt) và nồng độ triglycerides cao. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường bị tăng huyết áp.
Bệnh đôi khi không gây triệu chứng lúc đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì cơ thể đã giảm sản xuất insulin, dấu hiệu thường bao gồm:
- Tiểu nhiều lần;
- Tăng cảm giác khát;
- Tầm nhìn mờ.
Đối với những người bị béo phì, họ sẽ có một vài triệu chứng riêng lẻ (tăng chỉ số khối cơ thể BMI) và/hoặc béo phì ở bụng (tăng vòng eo), tăng huyết áp, tăng đường huyết lúc đói và mức triglycerides và HDL thấp, những dấu hiệu này đều liên quan đến hội chứng chuyển hóa.
Biến chứng mạch máu lớn xảy ra vào đầu giai đoạn tiền tiểu đường và tồn tại rất lâu trước khi biến chứng mạch máu nhỏ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, cùng với các yếu tố viêm gây ra xơ vữa động mạch.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đề kháng insulin?
Đề kháng insulin có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường loại 2 và/hoặc hội chứng chuyển hóa.
Những người có gen liên quan đến bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, căng thẳng (stress) hoặc đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài (béo phì, lối sống ít vận động), sẽ mắc rối loạn đường huyết hay kháng insulin.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh đề kháng insulin?
Đề kháng insulin là một biến chứng hiếm gặp của việc điều trị tiểu đường tuýp 2 cũng như một số hội chứng rối loạn khác, bao gồm:
- Hội chứng kháng insulin cực hạn (ví dụ như hội chứng tự miễn loại B do kháng thể chống lại các thụ thể insulin) và rối loạn di truyền hiếm gặp, (như leprechaunism do đột biến thụ thể insulin hay tình trạng loạn dưỡng lipid);
- Suy giảm dung nạp glucose và đái tháo đường loại 2;
- Béo phì, stress, nhiễm trùng, nhiễm độc niệu, bệnh to cực, thừa glucocorticoid và mang thai gây kháng insulin thứ cấp;
- Rối loạn thông thường như hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh động mạch vành, hội chứng buồng trứng đa nang và tăng sinh tế bào vỏ buồng trứng.
Bệnh thường ảnh hưởng đến những người thừa cân hơn so với người có cân nặng bình thường. Bệnh cũng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt khi trong gia đình có người mắc đề kháng insulin.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đề kháng insulin?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Căng thẳng thường xuyên ;
- Thừa cân không kiểm soát được;
- Gia đình có thành viên béo phì, bệnh tự miễn hay tiểu đường tuýp 2.
Mặc dù kháng insulin có thể không gây triệu chứng lúc đầu, nhưng bệnh có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị. Rối loạn này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng của tiểu đường tuýp 2 như:
- Đau tim;
- Đột quỵ;
- Bệnh thận;
- Các vấn đề thị giác (hoặc thậm chí mù lòa);
- Đau hoặc mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân;
- Nhiễm trùng hoại tử chi dẫn đến phải cắt bỏ chi.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đề kháng insulin?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập từ:
- Các xét nghiệm dung nạp glucose tĩnh mạch;
- Các xét nghiệm ức chế insulin ;
- Kỹ thuật kìm giữ đẳng đường huyết cường insulin.
Ở xét nghiệm cuối, bác sĩ sẽ đo hiệu quả dung nạp glucose của insulin trong khi nồng độ glucose máu được duy trì ở mức ổn định (thông qua truyền dextrose ngoại sinh) để tránh những tác động gây nhiễu hormone làm đối nghịch insulin như epinephrine và glucagon.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đề kháng insulin?
Hầu hết, các bệnh nhân kháng insulin (như những người bị béo phì) không được điều trị bằng insulin. Bác sĩ thường sử dụng thuốc để chống lại hiện tượng kháng insulin.
Một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một số người cần phải uống thuốc để giúp cơ thể tạo ra insulin nhiều hơn trong giai đoạn cuối của đề kháng hoặc tiêm insulin dưới da.
Đôi khi, những người mắc đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường tuýp 2 cũng cần thuốc để giảm những biến chứng, ví dụ như các loại thuốc dùng để hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đề kháng insulin?
Thuốc không phải là công cụ duy nhất để giải quyết tình trạng đề.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Kiểm soát cân nặng: đây là điều quan trọng nhất. Nếu bạn đã mắc các rối loạn, giảm cân có thể giúp cải thiện sức khỏe và hạ lượng đường trong máu. Vận động thường xuyên với các bài tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát rối loạn chuyển hóa. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và không hút thuốc lá giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đề kháng insulin, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Alanine aminotransferase - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Basedow - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bướu giáp hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bướu tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn bão giáp trạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả suy cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đa u tuyến nội tiết tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng xung nhiệt đột ngột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Froehlich - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau tuyến nội tiết tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lông rậm ở phụ nữ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhân giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hệ thống nội tiết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị