Đậu vẩy ốc - Trị lỵ, ho

Đậu vẩy ốc là cây thảo hoặc cây bụi nhỏ, có thân và cành mảnh, phân bố ở nhiều nơi, mọc trên các bãi cỏ, các ruộng khô, trên đất có cát, ở vĩ độ thấp (khoảng 900m), được dùng trị lỵ, ho, các cơn đau bụng. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Đậu vây ốc qua bài viết này nhé.

Đậu vẩy ốc - Trị lỵ, ho

Đậu vẩy ốc, Cây me đất, Cây the the - Alysicarpus vaginalis (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

1. Mô tả

Cây thảo hoặc cây bụi nhỏ phân cành từ gốc, mọc trườn. Thân và cành mảnh, nhẵn. Lá có 1 lá chét, hình bầu dục, tròn hoặc hình tim ở gốc, dài, có lông rạp xuống ở mặt dưới, cuống lá có cánh. Cụm hoa chùm ở ngọn mang rất nhiều hoa xếp từng đôi một và hầu như không cuống. Đài hình chuông chia 4 thuỳ. Cánh hoa hơi lồi ra. Nhị dính thành bó, một cái gần như rời. Bầu chứa 4 - 7 noãn. Quả đậu dựng đứng, gần hình trụ, có viền ngang giữa các hạt, hơi có lông, nhăn nheo, gồm 4 - 7 đốt hình chữ nhật.

Ra hoa và kết quả từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Alysicarpi Vaginalis.

3. Nơi sống và thu hái

Cây phổ biến khắp các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa, nhập vào Trung Á. Ở nước ta, cây phân bố ở nhiều nơi, mọc trên các bãi cỏ, các ruộng khô, trên đất có cát, ở vĩ độ thấp (khoảng 900m).

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Ở Java, nước sắc rễ dùng trị ho.

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Đậu vẩy ốc. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM