Luận văn: Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Khóa luận Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích.

Luận văn: Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tuy nhiên trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, hiện nay thực trạng chung của các di sản đó đã xuống cấp, cần thiết phải đầu tư phát triển để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa và khai thác có hiệu quả khu di tích nghệ thuật làng cổ Phước Tích, để Phước Tích là một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách khi đến Thừa Thiên Huế. Với mong muốn này thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích. Cụ thể là:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng
  • Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích trong thời gian qua.
  • Đề xuất các giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích.

Phạm vi nghiên cứu

  • Không gian: Đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có điểm du lịch mang tính quốc gia, quốc tế là Làng Cổ Phước Tích.
  • Thời gian: số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

  • Phương pháp thu thập dữ liệu
  • Phương pháp xử lý số liệu 
  • Phương pháp phân tích

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học của đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

  • Tổng quan về đầu tư và đầu tư phát triển
  • Tổng quan về du lịch và du lịch cộng đồng
  • Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta

2.2 Tình hình đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích

  • Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế 2013-2015 
  • Một số nét về tình hình cơ bản của xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Giới thiệu về làng cổ Phước tích
  • Thực trạng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2013-2015 

2.3 Định hướng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích

  • Định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích
  • Giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Tài nguyên du lịch ở làng cổ Phước Tích đa dạng và phong phú. Song cần phải được tổ chức khai thác để hình thành các sản phẩm du lịch. Nếu được đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch để đón khách đến tham quan, nghỉ dưỡng thì Phước Tích sẽ nhanh chóng trở thành một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch nội địa và quốc tế trong thời gian tới. 

3.2 Kiến nghị

Đối với Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế

  • Chú trọng quảng bá hoạt động du lịch trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là internet, hướng đến đối tượng du khách quốc tế.
  • Kêu gọi đầu tư từ nước ngoài và các dự án phát triển du lịch hướng tới cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng các tiềm năng du lịch tại tỉnh nhà một cách có hiệu quả về cả mặt kinh tế và xã hội. 

Đối với Ủy Ban Nhân Dân xã Phong Hòa

  • Cần ưu tiên đầu tư các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông và nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch
  • Tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng các chính sách bảo tồn và quản lý tài nguyên du lịch, xây dựng quy chế và nội quy đối với du khách và người dân địa phương.
  • Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng
  • Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các cấp chính quyền trong quản lý du lịch

Đối với Ban quản lý làng cổ Phước Tích

  • Ban quản lý cần xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, phát huy được khả năng và sở trường của mỗi cán bộ.  
  • Đầu tư thêm hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng nhu cầu khai thác và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch. 
  • Tiếp tục rà soát các cơ sở kinh doanh du lịch cùng với đánh giá lại các đơn vị lữ hành cung cấp khách du lịch để tuyển chọn được các đơn vị, cơ sở đủ yêu cầu. 

Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành

  • Đưa các chương trình du lịch của làng cổ Phước Tích vào chương trình quảng bá của các công ty lữ hành nhằm đưa thông tin đến với khách du lịch rộng rãi hơn.
  • Thực hiện các chuyến đi thực tế khám phá du lịch cộng đồng tại làng Phước Tích để có thể thiết kế các chương trình du lịch độc đáo

4. Tài liệu tham khảo

Th.S Bùi Thanh Hương, Th.S Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam”.

Th.S Hồ Tú Linh (2014), bài giảng “Kinh tế đầu tư”, Đại học Kinh tế Huế.

TS Võ Quế (2012), “Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng”, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, “Tài liệu hội nghị triển khai công tác từ năm 2013 đến năm 2015”.

Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam, “Cẩm nang thực tiễn Phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM